logo_bupxanh_12
Tổng đài tư vấn: 0977768823 || 0948808065
Giỏ hàng:
Sản phẩm
Đăng Ký | Đăng Nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

cách phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị bằng cây thạch anh


cách phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị bằng cây thạch anh

Cây thạch anh trị bệnh gì và có độc không? 

Cây thạch anh là một loại cây đẹp và dễ sống nên thường được trồng làm cảnh. Trước kia, không nhiều người biết đến cây thạch anh có thể dùng làm thuốc. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, loài cây này nổi lên như một thần dược có khả năng chữa nhiều bệnh ung thư khác nhau. Vậy, tác dụng của cây thạch anh thực sự là gì, có điều trị ung thư được không? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về thạch anh qua bài viết dưới đây.

Tên thường gọi: Thạch anh

Tên gọi khác: Cây thạch anh còn gọi là cây gì? Cây công đức

Tên khoa học: Euphorbia tithymaloides subs. padifolia, Pedilanthus tithymaloides, Tithymalus tithymaloides

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung về cây thạch anh

Cây thạch anh là cây gì?

Thạch anh là:

  • Một loại cây bụi, thân thảo, mọng nước, cao chưa tới 1m. Thân cây mọc đứng, ít phân nhánh
  • Lá ôm sát thân, mọc so le thành 2 hàng, hình xoan, phiến lá dày có nhiều thịt, gốc lá tròn, đầu lá nhọn, gân lá rất mờ.
  • Hoa lưỡng tính nhưng hiếm khi thấy cây ra hoa.
  • Thịt quả màu xanh xám như bột, ngoằn ngoèo chứ ít khi thẳng đứng. 
  • Toàn thân, lá cây, quả đều có nhiều nhựa mủ trắng.

Dân gian thường có sự nhầm lẫn giữa cây này và cây cúc tần, thậm chí tưởng rằng 2 cây này là 1. Tuy nhiên, cây cúc tần có đặc điểm là không có nhựa mủ nhiều, lá răng cưa và nhám, gân lá nổi rõ, màu xanh cũng nhạt hơn cây thạch anh. Trong khi đó, lá cây thạch anh có phiến lá nguyên, dày, trơn, màu xanh lục đậm, gân lá không rõ.

Cây thạch anh mọc ở đâu?

Vì đặc điểm là cây mọng nước nên thạch anh chịu được hạn hán, ưa ánh sáng. Nó có thể sinh sống, phát triển ở những vùng đất đai cằn cỗi và thời tiết khắc nghiệt như vùng bán hoang mạc. 

Ở nước ta, cây thạch anh được trồng phổ biến để làm cảnh trong vườn, nhân giống vô tính là chủ yếu. Cây phát triển mạnh.

Bộ phận dùng của cây thạch anh

Toàn cây thạch anh được sử dụng để làm thuốc nhưng lá cây được dùng nhiều nhất.

Thành phần hóa học trong cây thạch anh

Chưa rõ về hoạt chất sinh học của loài cây này do các nghiên cứu về loại cây này còn hạn chế.

Tác dụng, công dụng

Cây thạch anh chữa bệnh gì theo Y học cổ truyền?

Cây thạch anh có vị chua hơi chát, tính hàn và có độc.

Trong Y học cổ truyền, tác dụng của cây thạch anh là thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết sinh cơ, tán ứ tiêu thũng. 

Cây thạch anh trị bệnh gì? Đông y dùng ngoài để điều trị cho các vết thương chảy máu, mụn nhọt, vết lở loét. Cách dùng như sau:

  • Lá tươi hoặc cả cây đem giã nhuyễn (thêm muối hoặc không) để đắp
  • Nhựa mủ bôi trực tiếp.

Cây thạch anh có tác dụng gì theo Y học hiện đại?

Cây giống thạch anh

Cho tới nay, nghiên cứu khoa học về loài cây này vẫn chưa phổ biến. Tuy nhiên, có một số thử nghiệm được tiến hành ở trên cây thuốc dấu (tên khoa học là Euphorbia tithymaloides L.), cùng chi khác loài với thạch anh (các cây cùng chi thường có tác dụng tương đồng) cho thấy cây thuốc dấu có tác dụng:

  • Làm lành vết thương
  • Chống oxy hóa mạnh
  • Kháng khuẩn
  • Kháng viêm
  • Chống sốt rét
  • Chống giun sán
  • Chống loét
  • Gây độc tế bào
  • Chống tiểu đường.

Một số thử nghiệm in vitro cho kết quả, cây thuốc dấu có tác dụng chống khối u, chống ung thư. Mặc dù có một số thử nghiệm in vitro cho thấy cao chiết từ lá cây thạch anh có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đại tràng và ung thư gan, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào thử nghiệm tác dụng này trên động vật hoặc trên con người. Vì vậy, để quyết định có sử dụng lá cây thạch anh để điều trị ung thư không, người bệnh cần được khám và tư vấn bởi cả bác sĩ chuyên khoa ung bướu và bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, để đưa ra phác đồ điều trị cụ thể và an toàn.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây thạch anh là bao nhiêu?

Liều dùng và cách sử dụng cây thạch anh thay đổi tùy theo từng bài thuốc, thường dùng 5-8 lá/ 1 lần sử dụng.

Do lá cây thạch anh có độc và chưa được kiểm chứng về mức độ an toàn và hiệu quả, nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh, đặc biệt là với các đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai…Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng điều trị để bảo đảm an toàn và tránh ngộ độc.

Một số bài thuốc có thạch anh

Cây thạch anh được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

Bài thuốc trị viêm họng hạt, viêm amidan, sâu răng: Bạn lấy 3-5 lá đem rửa sạch, giã lấy nước uống hoặc nhai trực tiếp trong khoảng 10-15 phút, vừa nhai vừa súc cổ họng. Hãy cố gắng đưa dịch thuốc vào vị trí bị tổn thương.

Bài thuốc trị bướu cổ: Bạn lấy 8g lá thạch anh tươi, rửa sạch, ngâm bằng nước muối loãng. Thêm chút muối để nhai trực tiếp. Nuốt lấy phần nước rồi nhả bã.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử dùng tinh dầu cây thạch anh để massage. Đây là một cách để tận dụng tác dụng kháng viêm và thư giãn của cây thạch anh.

Lưu ý, thận trọng khi dùng

Khi dùng cây thạch anh, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng cây thạch anh một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Chỉ nên sử dụng lá thạch anh trong những bài thuốc thuốc cụ thể được chứng minh hiệu quả và dùng liều vừa phải.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của cây thạch anh

Cây thạch anh có độc không? Chi Euphorbia tithymaloides được biết đến là có độc với mức độ nghiêm trọng thấp. Nhựa mủ trong cây có thể gây viêm da tiếp xúc từ nhẹ đến nặng. Nếu tiếp xúc với mắt, nhựa cây có thể gây tổn thương tạm thời đến vĩnh viễn cho giác mạc. Nếu ăn phải có thể gây phồng rộp ở môi và niêm mạc miệng.

Bạn lưu ý tránh ăn phải các bộ phận của cây, để cây tránh xa vật nuôi và trẻ nhỏ.

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng cây thạch anh trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với cây thạch anh

Cây thạch anh có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Ý kiến bạn đọc

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh 

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.

 

KẾT NỐI
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG

duoc_lieu_thao_duoc

Bản quyền " Búpxanh "