Số lượng trong kho: 10
Cát sâm hay người ta còn gọi là sâm sắn hay sâm trâu được sử dụng nhiều trong thuốc nam
Giá: 400.000 VND
450.000 VND
Đánh giá 1 lượt đánh giá
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Gọi Ngay ĐT: 0977768823 + 0948808065 + 0971011106+ 0787696963
Cát sâm được tìm thấy ở khá nhiều nơi người ta dùng củ để lảm thuốc hay dùng ngâm rượu.
Tên khoa học: Callerya Specioca (Champ.ex Benth). Tên khác: Sâm nam, sâm trâu, sâm chèo nèo… Họ đậu: (Fabeceae).
1. Hình thái: + Dây leo gỗ, leo bằng thân quấn, có rễ củ trạc. Cành non phủ lông trắng mềm như nhung, cành già nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7 – 13 cái, mọc đối hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, dài 4 – 7cm, rộng 2-3cm, gốc tròn đầu nhọn, gân phụ hình mạng lưới. + Cụm hoa mọc ở đầu cành, thành chuỳ dài 10 – 20cm, cuống có lông. Lá bắc dạng lá kèm. Hoa màu trắng ngà, đài có răng hình tam giác, mặt ngoài có lông, tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài. Bộ nhị 2 bó, bầu có lông. + Quả đậu, thắt lại giữa các hạt, có lông dày mềm. Hạt 4 – 6, có vỏ dày, màu đen.
2. Phân bố Việt Nam: Rải rác khắp các tỉnh vùng núi thấp và trung du, chủ yếu từ Hà Tĩnh trở ra. Nghệ An (Kỳ Sơn, Anh Sơn), Thanh Hoá (Cẩm Thuỷ, Bá Thước), Ninh Bình (Đồng Giao, Nho Quan), Hà Nam, Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái, Lao Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên. Thế giới: Lào, Trung Quốc.
3. Đặc điểm sinh học Cây ưa sáng và hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Thường leo trùm lên những cây bụi và cây gỗ nhỏ ở ven rừng, rừng thứ sinh, nhất là rừng núi đá vôi, độ cao dưới 1.000m. Sinh trưởng mạnh trong mùa xuân, hè. Ra hoa tháng 4 – 5, quả già tháng 9 – 10. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và tái sinh chồi sau khi bị chặt.
4. Bộ phận dùng và công dụng + Bộ phận dùng: Rễ củ, phơi hay sấy khô. + Thành phần hoá học: Rễ củ chứa tinh bột và al caloid. + Công dụng: Cát sâm được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền làm thuốc bổ, chữa ho, sốt, bí tiểu tiện… với liều lượng 10 – 20g, dưới dạng thuốc sắc uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. + Có thể gây trồng được bằng hạt. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm (tẩm gừng sao vàng ), nhức đầu, ho khan, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện (tẩm mật sao). Ngày 15- 30g có thể tới 40g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
5. Khai thác, chế biến và bảo quản + Thường khai thác vào mùa thu đông. Đào rộng xung quanh gốc, lấy hết rễ củ lớn. Theo nhân dân ở vùng Quảng Ninh cho biết: Sau khi lấy rễ củ, phần gốc vùi lại có thể tái sinh. + Rễ củ được rửa sạch đất cát, gọt bỏ vỏ, cắt thành đoạn dài 10 – 15cm, bổ dọc thành 4 miếng, bỏ lõi, phơi hay sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
6. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn: Cát sâm là cây thuốc quý, thường xuyên được khai thác thu mua. Vài năm lại đây bị khai thác nhiều tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh...
Cát sâm hiện nay được các nhà khoa học nghiên cứu và có một số nơi được trồng thí điểm làm dược liệu.
Cát sâm được thu hái và phơi khô để sử dụng chữa bệnh, cát sâm có tác dụng không thua kem những loại nhân sâm khác
Người gửi / điện thoại
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Bản quyền " Búpxanh "