Số lượng trong kho: 10
Cây bạc hà được sử dụng để chữa bệnh khá hiệu quả, thường dùng nấu nước để sử dụng
Mua 5kg bạc hà khô tặng 1kg
Giá: 120.000 VND
150.000 VND
Đánh giá 2 lượt đánh giá
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Gọi Ngay ĐT: 0977768823 + 0948808065 + 0971011106+ 0787696963
Cây bạc hà mọc hoang ở nhiều nơi và trồng ở nhiều nơi làm dược liệu, cây được thu hoạch sau đó cắt nhỏ phơi khô để sử dụng. ngày nay cây bạc hà được trồng nhiều để sản xuất tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạc hà được ứng dụng rất nhiều trong y học
Tên khác: Bạc hà nam – Nhân đơn thảo (TQ)
Tên khoa học: Mentha arvensis L. Họ: Hoa môi (Lamiaceae)
1. Mô tả, phân bố
Bạc hà là cấy thảo sống lâu năm,cao từ 10 – 70cm. Thân vuông có màu tía, mọc đứng hay bò; thân và lá đều có lông. Lá mọc đối, chéo chữ thập, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới lá đều có lông che chở và lông tiết. Hoa tự hình xim co, mọc vòng ở kẽ lá (khác các loại Bạc hà khác), cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt, đôi khi cómàu trắng. Toàn cây có mùi thơm. Ở các tỉnh như: Hưng Yên, Hà Nội và mọc hoang nhiều ở Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Bạc Hà có nhiều loài, nên cần chú ý phân biệt để tránh nhầm lẫn:
– Bạc hà Việt Nam, Trung Quốc: M. arvensis L.
– Bạc hà châu âu: M. piperita L.
– Lục bạc hà: M. viridis L.; M. spicata. L.; M. citrata Ehrh.
2. Bộ phận dùng, thu hái
2.1. Bộ phận dùng: Bạc hà cho ta 4 bộ phận dùng làm thuốc, đó là:
– Toàn thân (bỏ rễ): dùng tươi hoặc khô; Tinh dầu Bạc hà; Menthol: Chất chiết từ tinh dầu Bạc hà; Ba bộ phận này đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
– Lá (hà diệp): dùng tươi hay khô.
2.2. Thu hái: Bạc hà được thu hái từ 2 – 3 lần trong năm (tháng 3, tháng 5, tháng 9 – 10) lúc cây chưa ra hoa hay vừa ra hoa. Cắt lấy thân lúc thời tiết khô ráo với kích thước quy định (duới 30cm); đem phơi trong râm cho khô (có thể sấy Ở nhiệt độ thấp (40 – 45′ C).
Cần phải thu, hái đúng thời vụ mới cho sản lượng và chất lượng tốt. Dược liệu Bạc hà tốt phải có chứa ít nhất 0,5% tinh dầu.
Thành phần chính trong Bạc hà là tinh dầu, trong đó hoạt chất chủ yếu là menthol và men thon, ngoài ra còn có camphen và limonen. Dược điển Việt Nam quy định tinh dầu Bạc hà phải có chứa ít nhất là 68% menthol toàn phần và 3-9% menthol este hóa.
Dược liệu Bạc hà có tác dụng trừ phong nhiệt, làm ra mồ hôi. Dùng chữa các chứng bệnh: cảm mạo, sốt nóng, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, ho có đờm, đau răng. Ngoài ra, Bạc hà còn dùng để làm thơm một số dạng thuốc uống, giúp tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngoài. Theo Tây y, bạc hà có tác dụng sát khuẩn, giảm đau thần kinh, hạ sốt làm lỏng chất nhầy, giúp tiêu hóa, kích thích tiết mật. Dùng trong các bệnh về hô hấp (cúm, viêm họng…), rối loạn tiêu hóa. Bạc hà là nguyên liệu chính để chế tinh dầu và sản xuất menthol dùng trong ngành.
Cách dùng: Uống 3 – 5g/ngày, dạng thuốc sắc, cồn, kẹo; dùng ngoài dạng dầu xoa.
+ Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết (Dược Tính Luận).
+ Chủ tặc phong, phát hãn. Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí (Đường Bản Thảo).
+ Dẫn thuốc vào doanh, vệ. Trị âm dương độc, thương hàn đầu đau (Thực tính bản thảo).
+ Trừ tặc phong, kích thích tiêu hóa. Trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, hạ khí, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm (Bản Thảo Đồ Kinh).
+ Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát hãn (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Thanh lợi đầu mặt (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Sơ Can khí. Trị Phế thịnh, vai lưng đau, cảm phong hàn ra mồ hôi (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Uống vào có tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt ở tạng Tâm (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị trung phong, điên giản, thương táo, uất nhiệt (Bản Thảo Thuật).
+ Giải uất thử. Trị răng đau, ho nhiệt, chỉ huyết lỵ, thông tiểu tiện (Y Lâm Toản Yếu).
+ Tiêu mục ế [trừ mắt có màng mộng] (Bản Thảo Tái Tân).
+ Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu tích thực. Trị đầu đau do phong tà, các bệnh nóng âm ỉ
(Nam Dược Thần Hiệu).
+ Phá huyết, chỉ lỵ, tiêu thực, hạ khí, thanh đầu, thanh mắt, thông quan, khai khiếu. Trị phong nhiệt ngoài da, hư lao, nóng trong xương, trẻ nhỏ bị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoắc loạn. Rắn cắn, mèo cắn, ong chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng Bạc hà hòa mật mà xát vào (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+Phát nhiệt, giải biểu, khu phong, giảm đau, tuyên độc, thấu chẩn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay phong ngứa, ngực sườn đầy tức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
Liều thường dùng của bạc hà trong điều trị bệnh
+ Uống trong: 4-8g dưới dạng thuốc hãm.
+ Gĩa ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi.
+ Tinh dầu và Menthol, mỗi lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,6ml.
Trị mắt toét:
Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).
Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt:
Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).
Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ:
Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều (Bạc Hà Hoàn - Thánh Huệ Phương).
Trị lở ngứa do phong khí:
Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
Trị lỵ ra máu:
Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương).
Trị chảy máu cam không cầm:
Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự Phương).
Trị ong chích:
Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương).
Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước:
Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết).
Trị tai đau:
Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần Bản Thảo).
Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng:
Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Giải Thang - Trung dược học).
Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên:
Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt:
Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Tổng Phương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa:
Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt:
Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị răng đau do phong hỏa:
Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g,Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị ngứa ngoài da:
Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị ong chích (đốt):
Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Trị tai đau:
Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
+ Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng (Dược Tính Luận).
+ Uống nhiều hoặc uống lâu ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên).
+ Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). (Vì sao người cao huyết áp không nên dùng bạc hà???)
+ ”Bạc hà, vị cay, năng phát tán; tính mát, năng thanh lợi, dùng tiêu phong, tán nhiệt. Vì vậy nó là thuốc chủ yếu chữa đầu đau, đầu phong, các bệnh về mắt, họng, miệng, răng, trẻ nhỏ sốt cao co giật cũng như lao hạch, lở ngứa (Bản Thảo Cương Mục).
+ ”Bạc hà cay, thơm, hay sơ thông khí kết trệ, vì cay thì giải mát, sưu tập Can khívà ức chế Phế khí đang thịnh, tiêu phong nhiệt để làm mát đầu, mắt. Đối với trẻ con bị kinh phong, sốt cao, Bạc hà lại cần thiết, vả lại tính nó thăng lên, có thể phát hãn, dẫn các vị thuốc vào phần doanh vệ” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ ”Trẻ nhỏ sốt cao co giật, cần dùng Bạc hà để dẫn nhiệt. Lại có thể trị nóng âm ỉ trong xương. Dùng nước cốt và các thuốc khác sắc thành cao dùng. Khi dùng Bạc hà không được dùng với thịt mèo (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ ”Bạc hà có thể dẫn các thuốc nhập vào phần doanh, vệ, vì vậy có thể phát tấn được phong hàn (Bản Thảo Mông Thuyên).
+ ”Khi có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao để bỏ vị cay, làm giảm bớt sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều. Bạc hà ngạnh (cành) thiên về lý khí và thông kinh lạc. Bạc hà thán (sao thành than) đi vào phần huyết, phần âm để thanh phong nhiệt và hư nhiệt ở phần huyết và phần âm. Bạc hà long não còn gọi là Kê tô, sức tán nhiệt, giải độc mạnh hơn Bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ”Theo tài liệu ghi chép thì tính vị của Kinh giới và Bạc hà đềucay, ấm nhưng áp dụng vào lâm sàng thì Bạc hà thiên về trị các bệnh phong nhiệt, có hiệu quả đặc biệt về tán phong nhiệt” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ ”Kinh giới và Bạc hà đều là thuốc có vị cay, thơm, dùng để phát tán, sơ biểu, thanh lợi ở đầu, mắt. Các bệnh ban sởi, ngứa, họng sưng đau thường dùng phối hợp cả 2 vị này. Tuy nhiên, Kinh giới tính ấm, chủ yếu trị phong hàn ở biểu và trị phù, ngứa, cầm máu, kinh phong. Còn Bạc hà tính mát, chủ yếu sơ tán phong nhiệt tà ở biểu, thông khí, giải uất, giải độc, tẩy uế, trị lỵ (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê)."
Bạc hà người ta dùng số lượng lớn để chiết xuất tinh dầu, cây bạc hà được bán tại búpxanh là hàng khô được đóng gói 1kg để bảo quản sử dụng.
Cây bạc hà được chúng tôi đóng gõi kỹ sản phẩm đạt chất lượng cao để sử dụng chữa bệnh
Cây bạc hà trị ho rất tốt người ta thường sử dụng 3 -5 g/ngày để sắc nước uống quý khách chưa biết mua cây bạc hà ở đâu hay liên hệ ngay với chúng tôi
Người gửi / điện thoại
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Bản quyền " Búpxanh "