logo_bupxanh_12
Tổng đài tư vấn: 0977768823 || 0948808065
Giỏ hàng:
Sản phẩm
Đăng Ký | Đăng Nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Cây bình bát

Cây bình bát được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh: ung bướu, lao phổi quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi

Cây bình bát

Cây bình bát được một số người dụng chữa đau nhức, hộ trợ lao phổi...

Mới đây trên báo tuổi trẻ đời sống có bài viết về cây bình bát ổn định bệnh đường huyết, sử dụng toàn cây bình bát kết hợp xương rông, cây này còn có tên gọi là bình bác

Cây Bình bát  là loại cây mọc hoang, nhưng có nhiều tác dụng với sức khỏe và đời sống. Đặc biệt, cây Bình bát là tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng các bệnh phổi như Lao phổi, lao kháng, lao tái phát, tắc nghẽn phổi, giãn phế quản, viêm phổi, hen suyễn, phổi yếu, ho lao, ho dai dẳng, ho ra máu, phổi nóng, tức ngực, buốt lưng do phổi...

Cây Bình bát còn giúp cho lá phổi ngày càng khỏe hơn, tăng cường chức năng phổi, giải độc phổi. Thân, lá quả khô cây bình bát nấu nước hoặc sắc hỗ trợ điều trị bệnh về phổi, tiểu đường, xương khớp, quả chín để ăn, quả xanh hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, bứu cổ, u nang buồng trứng. 

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cách dùng cây BÌNH BÁT đề hỗ trợ điều trị Lao phổi và các bệnh về phổi một cách chi tiết nhằm chia sẻ kinh nghiệm để mọi người có một sức khỏe tốt. 

Cây bình bát hỗ trợ điều trị lao phổi, đường huyết, bướu cổ

Liên hệ  028 6271 1283

Cây bình bát hỗ trợ chữa một số bệnh

Sử dụng hầu như toàn bộ cây bình bát, trong đó nước sắc lá để trị bệnh giun sán hoặc giã nát đắp mụn nhọt, áp xe và loét.

Theo kinh nghiệm dân gian, trái cây bình bát chín ăn nhiều trị được bệnh khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ, chứng thiếu máu.

Trái bình bát xanh có chứa nhiều tannin, được sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa tiêu chảy và bệnh lỵ. Vỏ cây giã nát dùng đắp quanh nướu răng để làm giảm nhức răng. Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt.

Cây bình bát

Liên hệ  028 6271 1283

Hột bình bát từ những trái già, giã nhỏ, nấu với nước làm nước gội đầu (không nên để nước bắn vào mắt), hoặc ngâm quần áo để trừ chí, rận. Ngoài ra, hột bình bát đốt thành tro, trộn với dầu dừa bôi chữa ghẻ rất hay. Nhưng lưu ý là tất cả các cách nói trên đều phải tham khảo ý kiến nhà chuyên môn khi áp dụng.

Cây bình bát hỗ trợ điều trị lao phổi, đường huyết, bướu cổ

Ngoài cách dầm đá đường đơn giản thì người ta còn dùng nạc bình bát (bỏ hột) để làm kem lạnh. Cho 75 gr đường cát vào nồi nấu tan, bớt lửa để riu riu trong vòng 10 phút đến khi đường sệt lại thành si rô, bắc xuống để hơi nguội và cho vào nạc bình bát, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.

Đổ vào khuôn, cho vào tủ đông khoảng hai tiếng đồng hồ. Mang ra ngoài dùng nĩa đánh tan, bỏ lại vào tủ đông cho đến khi cứng hẳn. Cũng có thể làm nước xốt bình bát ăn kèm với các món cà ri hay cá.

Bình bát dùng quả dầm đường ăn rất ngon, cây sông nâu năm , sử dụng thân lá và rễ của cây phơi khô sao vàng sắc nước uống

Hai người phụ nữ hết sạch bệnh lao phổi chỉ nhờ cây bình bát mọc hoang hỗ trợ

 “Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả với bệnh lao phổi của mình”, chị Nhung cho biết.

Khúc cây bình bát làm dịu cơn đau do lao phổi

Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, tươi tỉnh của chị Cao Thị Thùy Nhung (42 tuổi, thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), không ai nghĩ gần 2 năm trước, chị đã mang bệnh nặng trong người. Giờ đây, với công việc buôn bán ở chợ Nhà Bàng, chiều về nhà lại chế biến thực phẩm chay để sáng hôm sau kịp giao hàng, chị Nhung vẫn đủ sức khỏe để đảm đương công việc.

Chị Nhung cho biết, năm 2014, chị cảm thấy đau ở lưng và vùng dưới vai. Nhất là mỗi khi chiều về, những cơn đau lại nhiều hơn và mỗi ngày mỗi nặng hơn.

“Lúc đó, tôi vừa đau vừa hay bị sốt nhẹ, ho, đau họng nên ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống. Tôi uống liền mấy ngày, các triệu chứng trên hết nhưng rồi phát lại. Thấy không ổn, tôi đến bệnh viện để khám bệnh”, chị Nhung kể.

Các bác sĩ cho biết chị viêm phổi nặng do lao phổi. Chị Nhung chia sẻ: “Tôi cũng không hiểu vì sao mình mang bệnh nặng như vậy. Trước đó tôi làm nghề bảo mẫu, công việc cũng không có gì vất vả. Sức khỏe tôi vốn rất tốt, ít khi bệnh vặt. Lúc biết mình bị viêm phổi, tôi buồn và hoang mang lắm”.

Xác định rõ căn bệnh, chị Nhung được bác sĩ cho phác đồ điều trị trong 8 tháng. Chị Nhung về nhà vừa uống thuốc, chích thuốc, vừa theo dõi định kỳ.

Trong thời gian điều trị này, chị ngày càng xanh xao, ốm yếu. Những cơn đau hàng ngày vẫn ám ảnh chị. Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh tình của chị nghiêm trọng hơn. Điều trị Tây y nhiều tháng liền mà không có kết quả, chị Nhung và gia đình không khỏi chán nản.

Rồi một người bạn cũ của chồng chị Nhung, vốn là một chuyên gia Đông y, qua hỏi thăm sức khỏe của chị, biết chị mắc bệnh về phổi, ông nói chị ghé nhà lấy thuốc về uống. Lúc đó, chị Nhung đã điều trị gần được 5 tháng theo phác đồ Tây y.

Chị và chồng bàn nhau để điều trị hết lộ trình 8 tháng, xem kết quả thế nào mới lấy thuốc Nam về uống. Tuy nhiên người bạn này bảo vừa uống thuốc Tây vừa uống thuốc Nam không có ảnh hưởng gì, miễn là phân chia hợp lý.

“Tôi đến nhà người bạn này của chồng lấy thuốc về uống nhưng không nhận được thang thuốc nào cả mà được cho một khúc cây lớn bằng bắp chân. Người bạn này nói đó là cây bình bát, đem về chặt lát phơi khô rồi nấu nước uống, không cần phải thêm thuốc thang gì nữa hết. Tôi ôm khúc cây về nhà mà lòng cứ ngờ ngợ”, chị Nhung cho biết.

Được sự động viên của chồng, chị Nhung cũng làm theo lời dặn dò của thầy thuốc Đông y. Nhưng vì công việc quá bận rộn, chị không thể uống thuốc đều đặn trong ngày. Mỗi ngày, sau giờ làm chị Nhung lấy một nắm bình bát đã phơi khô cho vào siêu thuốc, đổ 3 chén nước.

Sau khi nấu còn 1 chén, rồi chị chắt ra uống. Mỗi ngày vào buổi chiều, tối chị uống 2 chén. 2 ngày cuối tuần, chị uống đều 3 buổi sáng, trưa, chiều.

Chị Nhung kể: “Tôi uống chừng 1 tuần như vậy thì thấy trong mình khác khác. Những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa. Lúc đó, tôi mới tin là cây bình bát thực sự có hiệu quả. Ban đầu thầy thuốc dặn tôi nấu cây bình bát như nước trà và uống trong ngày, nhưng bận rộn tôi không có thời gian làm. Sau này thấy có hiệu quả, tôi uống đều đặn hơn”.

Uống hết khúc cây bình bát đó, chị Nhung và chồng tiếp tục đi tìm những cây khác mọc bên bờ ruộng để sử dụng. Nhiều người thấy chị Nhung chặt cây bình bát liền tò mò hỏi, chị Nhung tận tình chỉ bảo. Nhiều người thử uống và bệnh tình cũng thuyên giảm. Hết liệu trình 8 tháng, căn bệnh viêm phổi của chị Nhung đã thuyên giảm 7, 8 phần.

Anh Dũng (chồng chị Nhung) vui vẻ kể: “Vợ tôi đi siêu âm, phổi không còn bị trắng nữa mà đỏ đậm trở lại. Bác sĩ cũng thông báo quá trình điều trị đã thành công. Vợ chồng tôi không dám nhắc gì đến việc uống cây bình bát cả, nhưng sau đó vợ tôi còn tiếp tục uống cây bình bát thêm nhiều tháng nữa, lúc thấy khỏe hẳn mới ngưng”.

Đến nay, chị Nhung gần như đã bình phục hoàn toàn. Nhớ lại những ngày còn bệnh, chị Nhung vui vẻ tâm sự: “Lúc còn uống cây bình bát, tôi đi đâu cũng để ý loại cây này. Chồng tôi cũng vậy, đi đâu gặp bình bát cũng xin về một ôm như ôm củi vậy. Tôi chặt ra phơi khô để dành dùng dần, có người tới xin, tôi cũng cho. Họ uống rồi và cũng có kết quả lắm”.

Hiệu quả hơn khi kết hợp bình bát và các vị thuốc khác

Một người phụ nữ khác cũng bình phục bệnh viêm phổi thần kỳ nhờ cây bình bát là bà Huỳnh Thị Thỉ (47 tuổi, ngụ thị trấn Nhà Bàng). Giữa năm 2015, bà Thỉ thường xuyên bị đau ở vùng phía sau lưng (vùng phổi – PV).

Nhất là những lúc đi mưa hay nhiễm lạnh, những cơn đau của bà Thỉ sẽ nghiêm trọng hơn. Bà Thỉ đến một bệnh viện trên TP. Long Xuyên khám bệnh. Sau khi làm các kiểm tra, bác sĩ cho biết bà Thỉ bị lao.

“Lúc đó tôi không tin mình bị lao vì tôi không bị ho nên tới 2 bệnh viện khác nữa để khám. Bác sĩ bảo phổi tôi bị nám, rồi cho thuốc uống. Tôi cũng yên tâm về nhà uống thuốc. Thế nhưng thuốc chỉ cắt những cơn đau tạm thời. Hết thuốc, tôi lại đau trở lại. Uống hết một tuần thuốc thì tôi đi tìm thuốc Nam uống thử”, bà Thỉ kể.

Vợ chồng bà Thỉ đến thị trấn Nhà Bàng làm ăn đã được 7 năm. Họ mở dịch vụ trò chơi, giải trí cho trẻ em vào buổi tối. Ban ngày, 2 vợ chồng đi bán đồ chơi ở các cổng trường tiểu học, chiều tối mở cửa khu vui chơi trẻ em.

Công việc tương đối vất vả nên bệnh tình của bà Thỉ lại càng khó bình phục. Một lần bà Thỉ tâm sự về bệnh tình của mình với một người khách thường chở con đến khu vui chơi trẻ em, vốn là 1 thầy thuốc Đông y có tiếng ở địa phương. Người này đã nói bà Thỉ đến nhà mình lấy thuốc về uống.

Bà Thỉ phấn khởi kể: “Chỉ gần chục thang thuốc đầu, tôi đã dứt những cơn đau. Tôi không ngờ những thang thuốc đó lại hiệu nghiệm như vậy. Tôi uống đều đặn mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 cữ sáng, trưa, tối. Chỉ là những vị thuốc dân dã đơn giản mà bệnh tình của tôi dứt hẳn”.

Sau khi thoát khỏi những cơn đau hành hạ, bà Thỉ vẫn tiếp tục uống thêm một thời gian nữa mới dừng. Tìm hiểu rõ hơn những thang thuốc này, chúng tôi được biết phương thuốc chủ đạo trong đó gồm cây bình bát, cây cam thảo đất, rau bồ ngót hà thủ ô trắng

Ngoài ra còn nhiều vị thuốc khác được gia giảm tùy theo tình trạng của người bệnh. Với bài thuốc trên, bà Thỉ đã hoàn toàn “cải tạo” lá phổi của mình. Giờ bà đã yên tâm làm việc, sống vui vẻ. Từ thực tế bản thân trải qua, bà Thỉ còn giúp đỡ nhiều người mắc bệnh về phổi biết phương pháp chữa trị bằng thuốc Nam vô cùng hiệu quả mà lại rất ít tốn kém.

Công dụng cây bình bát

Cây bình bát là một loại cây mọc khá phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, thường bắt gặp ven đường, bờ ruộng, mé kênh hay bờ sông… Trái bình bát có nhiều vitamin A, C, B6…

Trong dân gian, trái bình bát chữa được chứng khí hư ở phụ nữ, thiếu máu. Hột của trái bình bát được giã nhỏ nấu nước để gội đầu (không được để bắn vào mắt).

Hột bình bát còn được đốt thành tro, trộn với dầu dừa để trị ghẻ lở rất hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng bất cứ bộ phận nào của cây bình bát nên có sự tư vấn của những chuyên gia Đông y.

Trong trường hợp của chị Nhung, bà Thỉ sử dụng cây bình bát để trị bệnh về phổi thì thực hiện như sau: Thân, nhánh của cây bình bát được chặt lát nhỏ, phơi nắng thật khô rồi bảo quản nơi khô ráo để dùng dần. Khi sử dụng, chỉ dùng một nắm cho vào ấm nước đun lên. Nước nấu từ thân bình bát có màu đỏ, không mùi, vị không gắt, là thức uống giải nhiệt rất tốt.

Lương y Nguyễn Thiện Chung (An Giang) lưu ý với những người đang điều trị các chứng bệnh như lao hay các bệnh liên quan đến phổi: Đối với người hút thuốc lá phải ngưng ngay hoặc giảm đến mức tối đa. Không được ăn chuối xiêm (chuối tây), nước cốt dừa, thịt mỡ… đây là những loại thực phẩm dễ sinh đờm.

Ngoài ra không được dầm mưa, để bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị bệnh. Để cắt những cơn ho kéo dài có thể dùng 2, 3 lá sò huyết, hay còn gọi là lá lẻ bạn để nấu nước uống, hoặc ăn khóm (dứa) nướng rồi phơi sương cũng là cách để cắt những cơn ho liên tục.

theo trang myeva.vn

# Cách dùng quả Bình bát tươi hỗ trợ trị Bướu cổ: Lấy quả Bình bát tươi sống, cắm đũa nướng xém vỏ, lấy quả nướng để nguội vừa phải lăn qua lại qua Bướu. Ngày làm 3 lần, mỗi lần 30 phút. Mỗi lần làm 2-3 quả. Quả lăn nguội lại nướng lại cho nóng. Làm liên tục đến lúc bướu tan hẳn.

#PHÒNG BỆNH: Lao phổi là một bệnh dễ lây truyền, các bệnh về phổi khác cũng dễ mắc phải, cho nên chúng ta nên phòng bệnh phổi trước khi phải chữa. Vẫn là cây BÌNH BÁT nấu uống, chúng ta sẽ vừa có một lá phổi khỏe, vừa phòng được các bệnh về phổi hiệu quả nhé.

Liên hệ  028 6271 1283

Cách sử dụng bình bát

– Chuẩn bị: Thân, lá hoặc quả khô, 1-2 lít nước sạch.

– Cách làm: Lấy 1 nắm lá thân, lá, quả khô kết hợp khoảng 100g cho vào nấu cùng 2 lít nước sạch. Khi sôi thì đun tiếp tầm 10 phút cho nước nấu lên màu.

– Cách dùng: Lấy nước nấu bình bát uống thay nước hàng ngày, dùng đều đặn, liên tục tới khi khỏe.

- Những bệnh nhân không có thời gian uống cả ngày có thể nấu 1 lít nước, sắc  còn 3 cốc, mỗi lần uống 1 cốc sau bữa ăn 30 phút.

- Nước tương đối dễ uống, chúng ta có thể điều chỉnh lượng nước hoặc cây cho phù hợp khẩu vị nhất.

- Cây nấu xong bỏ đi, nước chỉ uống trong ngày, tránh nấu lại hoặc uốnng sang ngày vì chất lượng cây bị thay đổi.

- Người khỏe, người hết bệnh, người yếu phổi có thể uống nước nấu từ cây bình bát để tăng cường chức năng phổi, giải độc phổi và phòng chống các bệnh về phổi.

- Nước có vị mát, thơm, thanh nhiệt nên không có tác dụng phụ và có thể kết hợp với cây Tây trong hỗ trợ điều trị.
- Khi sắc đặc, nước có vị rất đắng, người bị bệnh cố gắng uống sẽ nhanh hồi phục phổi hơn. 

Cây bình bát hỗ trợ điều trị lao phổi, đường huyết, bướu cổ

Cây bình bát hỗ trợ điều trị lao phổi, đường huyết, bướu cổ

Cây bình bát hỗ trợ điều trị lao phổi, đường huyết, bướu cổ

Địa chỉ bán bình bát, nơi bán bình bát uy tín

Hiện nay có một số nơi đang bán cây bình bát trên thị trường chúng tôi trung tâm dược liệu Búpxanh cũng là một trong những địa điểm bán cây bình bát khô bao gồm thân, lá, quả để hỗ trợ điều trị bệnh, trung tâm dược liệu búp xanh đã tồn tại hơn 10 năm chúng tôi kinh doanh về các sản phẩm thảo dược do đó chúng tôi luôn cung cấp sản phẩm uy tín - chất lượng để phục vụ quý khách, chính vì thế quý khách nên mua cây bình bát tại trung tâm dược liệu Búpxanh để an tâm sử dụng, sản phẩm được đóng gói túi 1kg để bảo quản, có hướng dẫn  sử dụng đầy đủ Liên hệ 028 6271 1283

Ý kiến bạn đọc

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
18-10-2021 22:20:48 Nguyễn Hoàn Đan Châu

bị nang giáp lưỡi lăn bình bát hết ko ạ cảm ơn

Trả lời

 
09-11-2019 21:19:56 Huỳnh tuấn ngọc

Cây này nghe nói trị bệnh trĩ được phải không ạ



Trả lời

 
17-10-2019 13:22:14 Chiến

Cây này tốt thật

Trả lời

 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh ( số cũ 151 gò ô môi )

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.

 

KẾT NỐI
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG

duoc_lieu_thao_duoc

Bản quyền " Búpxanh "