logo_bupxanh_12.
Tổng đài tư vấn: 0977768823 || 0948808065
Giỏ hàng:
Sản phẩm
Đăng Ký | Đăng Nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

cây cỏ xước chữa bệnh gì

 

cây cỏ xước chữa bệnh gì

Cây cỏ xước chữa bệnh gì, chúng ta cùng tìm hiểu về cây cỏ xước

Cây cỏ xước là một cây dược liệu dân gian không còn xa lạ đối với nhiều người Việt Nam. Đây là cây mọc hoang dại nhưng đồng thời cũng là cây thuốc quý, có khả năng điều trị nhiều bệnh tật hiệu quả. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 7 tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước.

cay co xuoc

cây cỏ xước chữa bệnh gì

Thông tin chung về cây cỏ xước

Cây cỏ xước có danh pháp là Achyranthes aspera L. Là loại cây thân cỏ thuộc họ Amaranthaceae. Ở nước ta cây cỏ xước còn được biết đến với tên Ngưu tất nam. Cỏ xước có thể sống rất lâu năm, thân có thể cao tới gần 1m và có lông mềm. Lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30 cm. Quả cây cỏ xước dạng nang là một túi, có thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi ta đụng phải.

Đây là một cây thảo dược có dược tính rất cao. Theo Đông y, cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, có công dụng phá huyết, tiêu ứ. Khi sao chín thuốc sẽ có tác dụng mạnh gân xương, bổ can thận. Dùng chữa phong thấp tê mỏi, cước khí, ngã sưng đau. Người ta cũng dùng trong việc điều trị bệnh viêm khớp, sau khi sinh máu hôi không sạch. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây bao gồm cả rễ, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Bên cạnh đó, cây có xước còn có tác dụng làm giảm hàm lượng Cholesteron trong máu, chữa các bệnh như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, chấn thương sưng đau tụ máu. Thuốc này có thể dùng cho nhiều đối tượng và kiêng kỵ đối với phụ nữ đang có thai.

Tìm hiều dược tính và khả năng chữa bệnh của cây cỏ xước

Theo y học phương đông, cây cỏ xước có vị đắng, chua và có tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra, cây cỏ xước còn có khả năng tiêu viêm, làm lưu thông khí huyết và rất lợi tiểu. Đặc biệt, đối với những bệnh ở giai đoạn mãn hoặc cấp tính, cỏ xước có khả năng chống viêm tốt.

Các nghiên cứu y khoa hiện đại gần đây đã chứng minh cây cỏ xước còn giúp cơ thể mạnh gân cốt, bổ gan thận. Trong dược học, các nhà khoa học đã dùng cây cỏ xước để bào chế nên các loại thuốc chuyên trị bệnh viêm khớp, giúp giảm cholesterol trong máu, chữa tăng huyết áp và ngừa xơ vữa động mạch.

Đặc biệt, cây cỏ xước là vua trong số những dược liệu trị bệnh thận. Hầu như chúng có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến thận. Có nhiều cách để sử dụng cây cỏ xước như:

– Xào hoặc nấu canh cho bữa ăn gia đình.

– Lấy phần rễ cỏ xước sắc lấy nước uống.

– Nếu dùng đắp ngoài thì có thể giã rồi dung khăn để bó.

Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước        

+ Chữa bệnh viêm cầu thận:

Cỏ xước được xem là phương thuốc tuyệt vời trong việc hỗ trợ bệnh viêm cầu thận. Những nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã đồng ý với quan điểm này. Khi bị viêm cầu thận bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: Phù thũng, són tiểu, tiểu vàng thẫm và vàng da. Công thức điều trị là dùng Rễ cỏ xước (25g), rễ cỏ tranh, cây mã đề, mộc thông, lá móng tay, huyết dụ, huyền sâm (mỗi loại 15g). Sắc các thành phần trên với 600ml nước. Khi sắc cạn còn 200ml thì tắt bếp, chia ra ngày uống 2 lần vào sáng và trưa sau khi ăn no. Uống kiên trì liên tục trong vòng 10 ngày, sau đó nghỉ.

+ Chữa bệnh viêm gan, thận, bàng quang:

Bệnh viêm gan thường xuyên xảy ra ở những người uống nhiều rượu bia. Bệnh này sẽ có các triệu chứng như tiểu ra sỏi, tiểu có màu đỏ hoặc màu vàng thẫm. Cách dùng là lấy cỏ xước, mộc thông, rễ cỏ tranh, cỏ tháp bút, mã đề ,  sắc kèm với 15g bột hoạt thạch. Sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.

+ Chữa rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều, huyết hư là những dấu hiệu của bệnh rối loạn kinh nguyệt.  Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Hãy dùng rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống 10 ngày.

+ Chữa bệnh mỡ máu cao :

Người mắc bệnh mỡ máu cao sẽ rất dễ bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt. Trong trường hợp này hãy dùng cỏ xước 16g, hạt muồng sao vàng 12g, xuyên khung 12g, hy thiêm 12g, nấm mèo 10g, đương quy 16g, cây cỏ mực 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, khi uống vớt bã nấm mèo ra ăn, nhai kỹ chiêu với nước thuốc. Cần uống liên tục 20 – 30 ngày.

+ Chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp:

Bệnh viêm đa khớp khiến cho việc di chuyển và vận động của bệnh nhân cực kì khó khăn. Cách đơn giản là hãy dùng rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 16g, dây đau xương 16g, tục đoạn 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, tần giao 12g, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, trong 10 đến 15 ngày.

+ Chữa bệnh quai bị:

Bệnh quai bị rất hay xảy ra ở trẻ em và người dạy thì. Nếu không chữa trị đúng cách sẽ để lại hậu quả rất lớn. Dùng rễ cỏ xước, chế thêm nước, giã nát; gạn lấy nước xúc miệng và uống trong; bên ngoài giã rễ cỏ xước đắp lên chỗ sưng đau.

+ Chữa bệnh lở loét vùng miệng và lưỡi:

Thời tiết nắng nóng cùng với chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ khiến cho chúng ta dễ dàng bị nhiệt miệng và loét lưỡi. Dùng cỏ xước một nắm, tẩm rượu nhai ngậm nuốt nước hoặc sắc nước ngậm và uống.

Trên đây là những thông tin liên quan đến 7 tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp có thêm những kiến thức về sức khỏe để chăm sóc và bảo vệ cơ thể mình tốt hơn.

Cây sử dụng toàn bộ cây rễ cỏ xước còn gọi là ngưu tất

Sử dụng độc vị cây cỏ xước chữa viêm khớp cũng rất tốt liều dùng 50g/ ngày

Ý kiến bạn đọc

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh ( số cũ 151 gò ô môi )

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.

 

KẾT NỐI
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG

duoc_lieu_thao_duoc

Bản quyền " Búpxanh "