Số lượng trong kho: 20
Cây gai hay người tà thường gọi là cây lá gai, lá của cây thường sử dụng làm bánh gai ở miền bắc, làm bánh ít ở miên trung.lá cây và rễ có tác dụng an thai hiệu quả.
Lá gai khô 300.000đ/kg
Củ gai khô 300.000đ/kg
Giá: 300.000 VND
330.000 VND
Đánh giá 2 lượt đánh giá
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Gọi Ngay ĐT: 0977768823 + 0948808065 + 0971011106+ 0787696963
Cây gai người ta thường trồng để lấy lá làm bánh gai ở miền bắc còn dùng làm bánh ít ở miền trung, cây thuốc dùng toàn thân cây và lá, rễ cây gai dùng làm thuốc an thai rất tốt.
Cây gai được sử dụng theo phương pháp dân dan dùng củ gai để an thai, giúp trẻ thông minh
Cây Gai Tên khác : Cây Gai, còn gọi Vị thuốc cây lá gai, trữ ma, gai tuyết, chiều đủ (Dao), bâu pán (Tày), hạc co pán (Thái), trữ ma
Cây gai còn có tên gọi là trữ ma căn, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh. Với tên khoa học Boehmeria nivea (L) Gaud, (Urtica nivea L), họ Gai (Urticaceae), là loài bản địa của Đông Á. Đây là cây mà dân gian vẫn dùng lá làm bánh gai ăn và sợi để dệt làm lưới đánh cá. Tại Việt Nam, người Kinh lấy lá cây này chủ yếu dùng để làm bánh gai, bánh ít.
Cây thường mọc hoang. Có thể trồng bằng gốc hay giâm cành vào mùa xuân. Loại cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5 – 2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, dài 7 – 15cm, rộng 4 – 8cm, mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, ráp, có 3 gân từ cuống phát ra.
Lá và rễ cây này đều dùng làm thuốc. Lá bánh gai thu hái vào mùa hè, phơi khô, tán bột để làm bánh. Thân cây có sợi dừng để dệt bao bố.
Đông y cho rằng cây gai có vị ngọt đắng, tính mát, đi vào hai kinh tâm, thận; thường dùng để trị các bệnh đường tiểu như: Bí tiểu, tiểu đục, tiểu ra máu, còn dùng để cầm máu và trị động thai.
Rễ được gọi là trữ ma căn, hái vào bất cứ mùa nào, nhưng tốt nhất là vào thu đông. Hái về rửa sạch đất phơi hay sấy khô. Rễ có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh tâm, thận.
Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Dùng trong các trường hợp đơn độc, sang lở, đái buốt, đái rắt, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung. Liều dùng 10 – 20g.
Tả nhiệt tán ứ:
Chủ trị :
Kháng khuẩn, lợi tiểu. Chữa động thai đau bụng ra huyết, sa, viêm tử cung, trĩ, xích bạch đới, đái dắt, đái đục, đái ra máu, mụn lở. Ngày 12 - 20g dạng sắc, bột, viên.
Dùng an thai chỉ uống 2 - 3 ngày. Dùng ngoài, rễ tươi giã đắp hoặc đun nước để rửa.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Bổ an thai: Rễ cây mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả
Lợi tiểu: Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiển ra máu
Tên khoa học:
Boehmeria nivea- họ gai urticaceae
Mô tả :
Cây nhỏ, cao 1m hay hơn, gốc hóa gỗ, cành non và cuống lá màu tím đỏ, có lông. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại.
Cây trồng ở khắp nơi, lấy lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc. hiện nay cây gai chủ yếu được trồng ở khu vực miền trung và một số tỉnh miền bắc.
Bộ phận dùng :
Rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông. Thái lát, phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học : Rễ chứa flavonoid rutin. Toàn cây có acid cyanhydric. Hạt có dầu béo, nhiều acid tự do.
Tính vị:
Vị ngọt hàn không có độc
Qui kinh:
Vào kinh bàng quang
Rễ cây mới hái hoặc phơi khô 30g sắc với 600ml nước cô còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, chỉ 1-2 ngày là có kết quả
Rễ và lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu tiện đục, lòi dom, tiểu tiển ra máu.
Trữ ma căn 30g (nếu tươi dùng 60 – 90g), sinh địa 30g, gạo nếp 100 – 150g; sắc sinh địa và trữ ma căn lấy nước cốt rồi ninh với gạo nếp thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Trữ ma căn tươi 50g, hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g; sắc trữ ma căn lấy nước nấu với gạo và hồng táo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Rễ gai tươi 4 phần, tía tô 1 phần, lá ngải cứu 1 phần (mỗi phần 12g), sắc với nước uống trong ngày.
Trị có thai bị đau bụng, động thai: rễ gai 2 phần, cành tía tô 2 phần (mỗi phần 4g), băm nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cỡ còn 100ml uống hết 1 lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì cho thêm 10g lá huyết dụ.
Rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 – 4 ngày.
Lấy 15 – 20g lá gai sắc nước uống trong ngày.
Rễ gai 30g, rau dừa nước và thổ phục linh (mỗi thứ 20g), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ tử (mỗi thứ 16g). Nấu với 1.000ml nước, cô lại còn 1/4 (250ml), chia 2 lần uống trong ngày.
củ gai (trữ ma căn), 50g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
Rễ cây gai 15 – 20g, sắc uống. Làm mụn nhọt bớt mưng mủ, giảm sưng đau: rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp 1 – 2 ngày.
Lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, băng lại.
Ngăn ngừa rụng tóc: chiết xuất từ rễ có nhiều chất sắt, được dùng để ngăn ngừa rụng tóc.
Trong thời kỳ mang thai, 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm quan trọng và là giai đoạn rất dễ bị động thai, sảy thai, thai lưu… Để giúp dưỡng thai hiệu quả, nên sử dụng rễ gai 2 phần, cành tía tô 2 phần (mỗi phần 4g), băm nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cỡ còn 100ml uống hết 1 lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì cho thêm 10g lá huyết dụ.
Trong lá gai có chứa chất chlorogenic acid có tính chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Nó phong tỏa nhóm “tự do”, ngăn chặn sự oxy hóa lipoprotein LDL, là khởi điểm của xơ động mạch để dẫn tới cao huyết áp và nhồi máu cơ tim. Cũng như vitamin E, nên dùng chlorogenic acid trước khi LDL bị oxy hóa. Lá gai có các flavonoid khác như rhoifolin và apigenin. Các flavonoid này có tính chống oxy hóa yếu.
Lá cây gai được hai và phơi khô để sử dụng, một số nơi sử dụng để say bột làm bánh.
Lá gai khô có màu xanh mùi thơm, lá gai cũng được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc để chữa bệnh rất hiệu quả.
Tại búp xanh cũng có bán củ gai phơi khô để sử dụng làm thuốc an thai. củ gai khô sắc nước rất đơn giản, dùng củ gai khô rửa sạch hãm trà uống hoặc dùng để nấu nước sử dụng cụng rất tốt.
Báo nông nghiệp nói về cây gai xanh
Cây gai xanh hay còn gọi là cây lá gai, cây rami, là một loại cây được sử dụng trong sản xuất sợi làm vải. Lá và rễ cây gai xanh còn được dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thai.
Cây gai xanh là loài cây bản địa của khu vực Đông Á.
Cây gai xanh là loài cây dễ trồng, ít kén đất, có thể trồng bằng gốc hay giâm cành vào mùa xuân.
Cây gai xanh có lá hình tim, mép có răng cưa, dài 7cm –15cm và rộng 6cm – 12cm. Cây gai xanh cao từ 1m - 1,2m.
Cây gai xanh còn có tên gọi khác là cây rami, cây lá gai, cây gai bánh, cây tầm gai. Ảnh khuyennongvn.
Cây gai xanh được sử dụng phổ biến trong sản xuất sợi làm vải. Sợi được làm từ cây gai xanh đã được cha ông ta sử dụng để may mặc, đan lưới… từ lâu đời nay. Ảnh duoclieuviet.
Ngoài cung cấp sợi gai, cây gai xanh còn được sử dụng để làm bánh ít lá gai – một đặc sản của miền Trung Việt Nam.
Lá và rễ cây gai xanh còn được dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thai
Cty An Phước đã phối hợp với các nhà khoa học ở Viện Di truyền nông nghiệp để du nhập và tuyển chọn những giống cây gai tốt của thế giới. Họ đã chọn và bình tuyển được giống gai xanh AP1. Giống này có khả năng sinh trưởng rất mạnh, thân thẳng, không phân cành và có thể cao tới 3m. Chúng là cây ưa nóng ẩm và không chịu được điều kiện ngập úng. Người ta xếp cây gai xanh AP1 là loại cây công nghiệp ngắn ngày và trồng để lấy sợi là chủ yếu. Nó có khả năng lưu gốc từ 7 – 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Mỗi năm, ta có thể thu hoạch 4 – 5 lần. Nó cho năng suất sợi cao hơn các giống gai xanh của ta từ 2 – 2,5 lần. Bộ NN-PTNT đã công nhận chính thức giống gai xanh AP1 là giống cây trồng nông nghiệp mới và được phép phát triển ở Việt Nam.
Cây gai xanh là cây đa tác dụng nhưng sản phẩm chủ yếu là vỏ. Vỏ của chúng được dùng làm nguyên liệu để dệt nên những loại vải cao cấp. Ưu điểm nổi trội của sợi gai là có độ dài hơn hẳn các loại nguyên liệu khác và độ bền cao gấp 8 lần so với sợi bông và 7 lần so với sợi tơ tằm. Vải dệt từ sợi gai có đặc tính dễ nhuộm, có khả năng kháng khuẩn, chống bám bẩn tự nhiên, chống nấm mốc, bền với ánh sáng, phơi mau khô, chịu được nước nóng khi giặt… Vì vậy, các hãng thời gian cao cấp trên thế giới đều hướng tới các loại vải được dệt từ sợi gai.
Lá cây gai xanh còn được dùng để làm gánh gai, làm thức ăn cho gia súc. Lõi cây gai thì có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy, làm giá thể để trồng nấm và làm phân bón hữu cơ. Củ gai tươi lại là nguyên liệu quý để làm thuốc an thai, dưỡng thai. Như vậy là, tất cả các bộ phận của cây gai đều có ích, đều mang lại lợi nhuận cho người trồng. Người ta tính, một năm trên 1ha trồng cây gai xanh AP1 có thể thu được từ 3 - 4 tấn vỏ khô, tương đương với 120 - 160 triệu đồng. Chính vì hiệu quả tốt như vậy nên nhiều tỉnh đã bắt tay với Cty An Phước để trồng cây gai xanh. Điển hình là Thanh Hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn 12 huyện của tỉnh với tổng diện tích tới 3.000ha. Nó sẽ thay thế diện tích trồng một số loại cây kém hiệu quả như: lúa một vụ (288ha), ngô (803ha), mía (448ha), sắn (449ha) và diện tích rau màu kém hiệu quả (1.012ha).
Thanh Hóa cho phép xây dựng một nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú (huyện Cẩm Thủy). Cty An Phước đã đầu tư vào đây 628 tỷ đồng xây dựng nhà máy có công suất 10.000 cọc sợi với sản lượng đầu ra dự kiến 1.500 tấn sợi gai/năm và 1.400 tấn bông gai/năm. Nhà máy sẽ tạo việc làm cho 600 lao động và giúp tiêu thụ sản phẩm cây gai xanh cho 3.000 hộ nông dân trong tỉnh tham gia trồng
Quý khách cần mua lá gai, rễ gai khô hay rễ gài tươi hãy liên hệ chúng tôi
Người gửi / điện thoại
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Bản quyền " Búpxanh "