logo_bupxanh_12
Tổng đài tư vấn: 0977768823 || 0948808065
Giỏ hàng:
Sản phẩm
Đăng Ký | Đăng Nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Cây mán đỉa
Mã sản phẩm cmdbx
Hãng sản xuất Búpxanh

Số lượng trong kho: 0

Cây mán đỉa - công dụng cây mán đỉa - địa chỉ bán cây mán đỉa

Giá: Chưa có hàng liên hệ trước

Đánh giá 1 lượt đánh giá

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Cây mán đỉa - công dụng cây mán đỉa - địa chỉ bán cây mán đỉa

Cây mán đỉa được nghiên cứu lá cây thuốc có tác dụng chữa bệnh ung thư, ngày nay người ta đã nghiên cứu trồng loại dược liệu quý này

Mô tả nhận dạng cây.

Cây cao từ 18 - 20m. Thân thẳng, tròn, có múi dọc dài.

Vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Phân cành nhiều xoè rộng, cành lúc non vuông 4 cạnh và có khía dọc, màu xanh bóng.

Lá khép lông chim 2 lần, gồm 3- 7 cuống thứ cấp. Lá nhỏ hình chữ nhật lệch, trên một cuống thứ cấp. Gân chính mảnh, nổi rõ theo đường chéo góc. Lá màu xanh bóng đậm dày.

Hoa tự chùm bông ở đầu cành, hoa lưỡng tính, hoa nhỏ có cánh đài 5, cánh tràng 5 màu trắng phủ nhiều lông, hợp ở gốc. Nhị đực nhiều, chỉ nhị mảnh. Bầu thượng 1ô, phủ nhiều lông mang nhiều noãn.

Quả đậu xoắn ốc khi chín màu nâu hồng, mang 5- 10 hạt màu đỏ, có dây rốn dài.

Hoa tháng 3 -4. Quả tháng 6 - 8.

Mô tả nhận dạng gỗ.

Gỗ mềm, nhẹ. màu hồng nhạt.

Công dụng.

Do gỗ mềm nên dễ gia công, thường dùng đóng đồ thông thường, làm trụ mỏ, xây dựng.

Bành Thanh Hùng.

Tài liệu tham khảo:
- Cây gỗ trong kinh doanh, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiêp Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản Nông nghiêp, năm 1990.
- Cây gỗ rừng Việt Nam, Viên điều tra quy hoạch rừng, Bộ lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1986.
- Giáo trình trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, khoa Lâm nghiệp, KS. Nguyễn Thượng Hiền, năm 1995.

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

- Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

- Căn cứ khoá phân loại thực vật.

- Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)... Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 57-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

- Tên thường gọi: Mán đỉa

- Tên khoa học:  Archidendron clypearia (Jack) I. C. Nielsen

  • Lớp: Equisetopsida C. Agardh
  • Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
  • Bộ:  Fabales Bromhead
  • Họ:  Fabaceae Lindl.
  • Chi:  Archidendron F. Muell.

- Một số thông tin khoa học:

- Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II: “Dân gian thường dùng lá nấu nước tắm trị ghẻ. Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương.”

- Nghiên cứu ở nước ngoài:

Ức chế men sucrase ở ruột chuột bởi thành phần từ lá và cành của Archidendron clypearia (Jack.) Nielsen.

Trong việc tìm kiếm các cây thuốc có chứa các hợp chất có hoạt tính ức chế α-glucosidase, chúng tôi thấy cao methanol từ lá và cành của Archidendron clypearia (Jack.) Nielsen. ức chế đáng kể men sucrase ở ruột chuột trong ống nghiệm.

Khi điều tra các thành phần hóa học từ dịch chiết nước đã cô lập được 14 hợp chất (1-14). Chiết methanol, cũng như chiết nước ở nồng độ 3.0 mg / ml, cho thấy hoạt động ức chế sucrase mạnh, với tỉ lệ ức chế là 67,78 ± 2,53% và 95,33 ± 2.15%, tương ứng. Các hợp chất 6, 7, và 10 (1.0mm) cho thấy sự ức chế mạnh sucrase (88,36 ± 1,15%, 81,57 ± 1,07% và 66.32 ± 4,73%, tương ứng), khi so sánh với đối chứng dương là thuốc acarbose có tỉ lệ ức chế 89,54 ± 0,91% . Các hợp chất khác cho thấy hoạt động ức chế trung bình hoặc yếu ở cùng nồng độ.

Các hoạt động ức chế men sucrase của dịch chiết xuất và các hợp chất tinh khiết có thể là tiềm năng để phát triển một sản phẩm mới trị đái tháo đường.

Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II,  NXB Y học,  Hà Nội.

2. NP Thảo , Luyến BT , Vinh le B , Lee JY , Kwon YI , Kim YH,  Rat intestinal sucrase inhibited by minor constituents from the leaves and twigs of Archidendron clypearia (Jack.) Nielsen. Bioorg Med Chem Lett. 2016 Sep 1;26(17):4272-6.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam.

dia_chi_ban_cay_man_dia

Cây mán đỉa có hoạt tính oxy hóa cao nhưng khả năng tái sinh trong tự nhiên kém đã được nhân giống thành công để làm dược liệu.

Cây mán đỉa có nhiều trong các khu rừng tự nhiên khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Từ xưa cây vốn chỉ được xem là loại cây có giá trị kinh tế thấp, giá trị dược liệu quý chưa được quan tâm. Tuy nhiên nghiên cứu về tác dụng dược lý và thành phần hóa học của cây, các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Huế phát hiện đây là cây quý, có khả năng hỗ trợ trị bệnh cho con người.

Qua phân lập 12 hợp chất có trong cây, nhóm nghiên cứu đã xác định hàm lượng của 5 hoạt chất có hoạt tính chống oxy hóa cao, bảo vệ gan và ức chế các tế bào .

Cây có thể sinh trưởng trên đất có hàm lượng mùn, ưa sáng. Tuy nhiên, loài cây này chỉ mọc trong rừng tự nhiên lại khó tái sinh. Qua hai năm nghiên cứu, PGS Võ Thị Mai Hương cùng các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Huế đã điều tra, xác định được khu vực phân bố, đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây mán đỉa và tìm cách nhân giống thành công.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, hạt mán đỉa khô không có khả năng này mầm, trong khi hạt tươi tỷ lệ hạt nảy mầm rất cao (94,8%). Thời gian hạt nảy mầm từ 6 - 7 ngày, có thể bảo quản hạt bằng phương pháp lạnh - tươi trong thời gian không quá 3 tuần hoặc bảo quản trong cát ẩm không quá một tuần.

Ngoài việc xây dựng quy trình nhân giống tự nhiên, bước đầu nhóm nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào mán đỉa và lựa chọn được môi trường tối ưu cho sinh trưởng của chồi cây.

Hiện mô hình thử nghiệm được trồng với 500 cây mán đỉa trên diện tích 0,5 ha ở tại xã Hương Lộc, Nam Đông, Thừa Thiên Huế có tỷ lệ cây sống đạt 87%. Cây thích nghi và tăng trưởng tốt.

PGS Võ Thị Mai Hương, Chủ nhiệm đề tài cho biết, cây mán đỉa tự nhiên có hoạt tính cao nhưng khi nhân giống cần có thời gian để nghiên cứu để so sánh.

"Nếu cây trồng có hoạt tính như cây tự nhiên trong rừng thì thực sự là nguồn dược liệu quý. Chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp để sử dụng hoạt chất từ cây sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan", PGS Hương nói và cho biết đề tài nghiên cứu vừa được Hội đồng khoa học cấp tỉnh nghiệm thu.

Cây mán đỉa tên khoa học là Archidendron clypearia thuộc họ Trinh nữ. Đây là loài phân bố trong các rừng đầm lầy, rừng thường xanh trên đất sét và các rừng hỗn giao rụng lá vùng núi từ các tỉnh phía bắc cho tới Ðồng Nai, Minh Hải, Kiên Giang.

Ở Thừa Thiên - Huế cây xuất hiện nhiều tại khu vực A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc.

Người dân thường dùng lá để nhuộm đen hoặc nấu nước tắm trị ghẻ. Ở Lào, người dân dùng lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương.

Địa chỉ bán cây mán đỉa, nơi bán cây mán đỉa

Cây mán đỉa hiện nay trên thị trường rất hiếm quý khách có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi

Ý kiến bạn đọc

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Sản phẩm liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh ( số cũ 151 gò ô môi )

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.

 

KẾT NỐI
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG

duoc_lieu_thao_duoc

Bản quyền " Búpxanh "