logo_bupxanh_12
Tổng đài tư vấn: 0977768823 || 0948808065
Giỏ hàng:
Sản phẩm
Đăng Ký | Đăng Nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Cây nắm cơm
Mã sản phẩm cnckbx
Hãng sản xuất Búpxanh
Xuất xứ: việt nam
Khuyến mãi : giao hàng miễn phí hcm

Số lượng trong kho: 10

Cây nắm cơm được phơi khô đóng gói để bảo quản

Giá: 350.000 VND

400.000 VND

Đánh giá 2 lượt đánh giá

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Cây nắm cơm, công dụng cây nắm cơm, địa chỉ bán cây nắm cơm

Cây nắm cơm được nhiều người tìm hiểu về công dụng của chúng rễ cây được sử dụng cho phụ nữ sau sinh qua sử dụng rất tốt cho nam giới thường được ngâm rượu để sử dụng chữa bệnh.

Nắm cơm là một thảo dược quý được đồng bào dân tộc sử dụng từ rất lâu, một trong ba vị thuốc quan trọng để bổ dương, điều trị yếu sinh lý.

Cây nắm cơm còn tên gọi khác là na rừng, Na dây; tứn khửn, Xưn xe, Ngũ vị tử nam; Có tên khoa học là: Kadsura Coccinea (Lem.); Quy kinh vị, đại trường. Thời gian gần đây, na rừng được nhiều người săn lùng về làm thuốc, chữa bệnh. lưu ý trên thị trường có cây na dại nhưng không phải cây na rừng

Dây leo to có nhánh mọc trườn, mảnh, phủ lớp lông tuyến màu sậm, rồi về sau lại có lỗ bì hình dải. Lá bầu dục hay thuôn, dạng góc ở gốc, thon hẹp, tù, dài 6-10cm, rộng 3-4cm, nhạt màu ở dưới, rất nhẵn. Hoa đơn tính ở nách lá dài 15mm, rộng 10mm, màu tía. Quả giống như một quả Na to.

quanarungtuoi

Phân bố, thu hái quả na rừng

Cây mọc rải rác trong các rừng kín, rừng tái sinh ở độ cao từ 200-1000m. Theo các ghi nhận thực địa thì loài này phân bố ở các vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai (Sapa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình, Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị (Đông Trị), Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng (Di Linh, Braian, Bảo Lộc). Còn có ở Trung Quốc (Quý Châu, Vân Nam, Hồng Kông), Lào.  

Thu hái rễ quanh năm.

Chế biến quả na rừng

Rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần, hay tách ra để ngâm rượu sử dụng tốt cho sinh lý nam giới.

Thành phần hoá học rễ cây nắm cơm

- Hàm lượng tinh dầu trong rễ cây na rừng thu tại Tràng Định, Lạng Sơn là 0,18% đối với rễ tươi và 0,26% đối với mẫu khô tuyệt đối. - Bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ liên hợp (GC/MS) đã định tính và định lượng được 36/43 hợp chất của tinh dầu trong rễ cây Na rừng, đạt 97,23%. - Thành phần hoá học của tinh dầu trong rễ cây Na rừng (Lạng Sơn) có thành phần chính là β- Caryophyllene (52,17%), các chất khác có hàm lượng thấp hơn lần lượt là β- Himachalene (5,95%), α- Humulene (5,04%), 2- β- Pinene (4,38%), α- Copaene (3,47%), δ- Cadinene (3,47%)… 

Thành phần hoá học của Na rừng khá phức tạp, , trong đó đã nhận biết được 36 hợp chất đạt 97,23%. Các số liệu ở bảng 1 cho thấy, thành phần hoá học của tinh dầu Na rừng (Tràng Định, Lạng Sơn) có các chất chính là: β- Caryophyllene (52,17%), các chất khác có hàm lượng thấp hơn lần lượt là β- Himachalene (5,95%), α- Humulene (5,04%), 2- β- Pinene (4,38%), α- Copaene (3,47%), δ- Cadinene (3,47%)… 

Tác dụng dược lý rễ cây nắm cơm

Chiết xuất từ rễ là ethanol có tác dụng giảm đau và chống viêm. Chiết xuất từ rễ tên là 3-methoxy-4-hydroxy-3 ', lignans 4'-methylenedioxy, qua thí nghiệm dược lý cho thấy cho khả năng chống viêm và tác dụng an thần nhất định. 

Bào chế, bộ phận dùng

Rễ - Radix Kadsurae Coccineae

Vào cuối năm khi trời hanh khô thu mua thân gốc rễ cây na rừng rửa sạch đất cát và đem thái nát như Kê huyết đằng phơi nắng thật khô đóng bao dùng dần . khi thái ra miếng Na rừng chông giống như miếng Kê huyết đằng không có nhiều khoanh vân như Kê huyết đằng

rễ cây na rừng được sử dụng chữa bệnh

Rễ cây nắm cơm thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng dần. Rễ dùng trị viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; Phong thấp đau xương; Đau bụng trước khi hành kinh, hậu sản... Liều dùng, sắc 15-30g rễ khô lấy nước uống.

Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giảm đau. Ngày dùng 8-16 g sắc hoặc ngâm rượu uống.

Công dụng quả nắm cơm

Có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng

Quả ăn được. Quả rang lên làm thuốc an thần gây ngủ.

Rễ dùng trị:

1. Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng;

2. Phong thấp đau xương, đòn ngã ứ đau;

3. Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau sưng vú

Rượu quả na rừng được người dân vùng cao Tây Bắc mệnh danh là biệt dược chốn phòng the (Uống tới đâu biết tới đó), sức mạnh của nó đối với sinh lý nam giới được coi là vô hạn (Có thể nói là không loại thuốc nào so sánh kịp).

Tính vị 

Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm

Quy kinh 

Quy kinh vị, đại trường

Liều dùng 

15-30g rễ khô sắc nước uống. 

Bảo quản quả na rừng khô

Đựng lọ kín, để nơi khô ráo. 

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc rễ cây nắm cơm

Cây na rừng được các bà con vùng dân tộc sử dụng cho phụ nữ sau sinh đẻ. Liều dùng cho thang thuốc 12- 15 gam khi bốc vào thuốc ngâm rượu 50- 100 gam còn khi uống một vị Na rừng hãm nước thay nước hằng ngày 20-30gam thường hãm cùng với các vi thuốc khác như Sâm cau hay gọi là tiên mao , Bổ béo , Hồi sức thì càng tốt . khi uống có tác dụng ăn uống ngon hơn giảm đau sau khi sinh do dạ con co bóp và làm nhanh sạch máu hôi tanh.

Dân gian cũng thường dùng vỏ thân, vỏ rễ làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, giảm đau. Ngày dùng 8-16 g sắc hoặc ngâm rượu uống. 

qua_na_rung_6

Địa chỉ bán cây nắm cơm, nơi bán rễ cây nắm cơm

Quả na rừng khá hiếm nên không phải lúc nào cũng có hàng sản phẩm được bán ở dạng quả tươi quý khách cần sử dụng hãy đặt hàng trước chúng tôi sẽ giao hàng miễn phí tại thành phố hồ chí minh.

Ý kiến bạn đọc

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
01-08-2021 19:40:50 Lê Thanh Tâm

Bán cho mình một it

Trả lời

 

Sản phẩm liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh 

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.

 

KẾT NỐI
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG

duoc_lieu_thao_duoc

Bản quyền " Búpxanh "