Số lượng trong kho: 10
Cây nhội được thu hoạch tại rừng được sắt nát phơi khô sử dụng để chữa bệnh rất hiệu quả.
Mua 5kg cây nhội được tặng 1kg
Giá: 150.000 VND
180.000 VND
Đánh giá 3 lượt đánh giá
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Gọi Ngay ĐT: 0977768823 + 0948808065 + 0971011106+ 0787696963
Cây dùng phòng tránh bệnh ung thư cây nhội chữa đau nhức xương khớp khá tốt. Cây thường mọc hoang và được chặt đem về phơi khô để sử dụng.
Tên khác của cây nhội
Cây Nhội, thu phong, nhội tía, quả cây cơm nguội Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa
Cây Nhội còn có tên thu phong, nhội tía, quả cơm nguội... Tên khoa học: Bischofia javanica Blume. Theo Đông y, nhội vị hơi cay, chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Người ta dùng ngọn, lá non thái nhỏ, rửa kỹ xào hay nấu canh; một số nơi dùng lá non ăn gỏi cá.
Tính chất theo Y học cổ truyền
Trong 100g lá non có 76,9 g nước, 4,1 g protid, 13 g glucid, 3,9 g chất xơ, 2,6mg caroten, 30mg vitamin C. Các triterpenoid và các dẫn chất; các steroid. Trong vỏ thân chứa tanin, hạt chứa dầu thô. Cây nhội ở Việt Nam còn thấy tanin galic và vitamin C.
Trước đây, cây ít sử dụng làm thuốc. Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến cây này. Tại Trung Quốc, đã dùng vỏ thân, rễ cây trị phong thấp, đau xương; nghiên cứu lá cây chữa bệnh ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, chữa viêm gan truyền nhiễm, viêm phổi, viêm hầu họng, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn nhọt và lở ngứa… Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch ép lá làm thuốc trị loét.
Năm 1963, Bộ môn ký sinh trùng, Đại học Y dược Hà Nội phát hiện thấy lá cây nhội có tác dụng rất mạnh với trùng roi (Trichomonas). Áp dụng chữa cho phụ nữ bị khí hư do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis), chữa ỉa chảy do trùng roi (Trichomonas), kết quả nhiều triển vọng và độc tính rất thấp. Vì vậy, cây này có giá trị trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, nơi cây thuốc mọc nhiều. Ngoài ưu điểm diệt ký trùng nhanh, không gây cương tụ, không làm rát âm đạo và tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao (72%), cao lá có ưu điểm hơn Carbazol là sau khi khỏi nhiễm trùng roi, bệnh nhân không bị nhiễm nấm âm đạo (mycose vaginale).
Cây nhội được dùng làm thuốc chữa các bệnh sau:
Chữa tiêu chảy: 20 - 40g lá khô hay 40 - 60g lá tươi sắc lấy nước uống trong ngày.
Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lá tươi 50 - 80g sắc lấy nước để uống hoặc sắc lấy nước đặc, thêm ít phèn chua hay hòa thêm 1 - 2 viên klion (metronidazole) để ngâm rửa. Có thể nấu cao đặc để bôi.
Chữa dị ứng do thuốc mỡ, tiếp xúc hóa chất, lở ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước bẩn (nước ao tù): lá quả cơm nguội 2 phần, nghể răm 1 phần, nấu nước để tắm, tắm khi nước còn nóng, dùng lá chà xát khắp người.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt: lá nhội 50g, lá cây dâu gia 50g. Giã nhỏ, trộn với ít dấm, bôi.
Thân, rễ và lá cây nhội tía được dùng làm thuốc. Lá dùng chữa viêm gan virus, trẻ em cam tích, viêm phổi, ung thư dạ dày, thực quản. Rễ và vỏ thân cây được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương khớp…
Phong thấp, đau nhức xương khớp: Vỏ thân cây nhội 12 g sao vàng, dây đau xương sao 12 g, thổ phục linh 12 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống 10-15 thang.
Ung thư dạ dày, thực quản: Lá cây nhội 60 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm nhiễm ngoài da, sẩn ngứa, nước ăn chân, chàm: Lá Nhội và Nghể răm, nấu lấy nước tắm, ngâm, rửa. Dùng bã thuốc xát lên chỗ tổn thương.
Chữa lỵ tiêu chảy: Lá Nhội 40-60g, sắc uống. Hoặc lá Nhội 20g, Rau sam 20g. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần
Lưu ý chỉ bán hàng làm thuốc không bán cây công trình
Theo nhiều chuyên gia trong ngành lâm nghiệp, nhội tía là loại cây chuyên giữ nước, cánh rừng nào có loại cây nhội tía sẽ tạo được môi trường rất tốt. Không chỉ vậy, cây nhội tía còn là nguồn dược liệu quí. Hiện nay tại Trung Quốc, vỏ thân và rễ cây nhội tía đã được sử dụng làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp. Lá nhội tía đang được nghiên cứu để trị ung thư đường tiêu hóa và chữa viêm gan, viêm phổi, viêm hầu họng và dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa. Ngành y ở Ấn Độ cũng đã dùng dịch ép của lá nhội tía làm thuốc trị loét.
Lực lượng kiểm lâm bắt giữ 1 vụ vận chuyển cây nhội trái phép tại Trại Me - Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Chi cục KL Quảng Ninh
Theo Đông y, cây nhội tía có vị cay chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Năm 1963, Bộ môn Ký sinh trùng (Trường ĐH Y dược Hà Nội) nghiên cứu có hệ thống những vị thuốc có khả năng trừ giun sán và các ký sinh trùng, đã phát hiện lá nhội tía có tác dụng mạnh với trùng roi Trichomonas vaginalis. Đơn vị này đã áp dụng điều trị thí nghiệm bệnh ỉa chảy của khỉ do lỵ trực trùng, kết quả đạt 88% trên người; dùng chữa khí hư do trùng roi, kết quả rất nhiều triển vọng.
Ngoài tác dụng về y học, ngày nay nhiều người thường trồng cây nhội tía vừa để tạo cảnh quan, tạo môi trường tốt quanh nhà và theo quan niệm tâm linh, cây nhội tía này sẽ mang lại may mắn cho gia chủ. Ông Trần Trung Miên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Trong những lần đi kiểm tra rừng, mỗi khi mệt mà gặp được cây nhội tía kể như là gặp “thuốc khỏe”. Bởi đứng nghỉ dưới những tán cây nhội tía sẽ cảm nhận được không khí mát dịu hơn so đứng dưới những loại cây cây cổ thụ khác”.
Trước đây, tác dụng chữa bệnh của cây nhội ít được biết đến. Người ta chủ yếu khai thác gỗ nhội làm cột nhà, ván sàn, … bởi độ cứng chắc song loại gỗ này thường bị sâu bọ ăn nên độ bền không được cao, chỉ khoảng 20 năm. Dân gian khi đó đã biết hái lá nhội ăn với gỏi cá rất ngon nhưng lại chưa biết tới công dụng chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã bắt đầu dùng lá làm thuốc, có thể hái lá quanh năm nhưng lúc cây đang ra hoa là thời điểm hái lá tốt nhất.
Ngoài tác dụng chữa lỵ, ỉa chảy, dị ứng, cây nhội còn được dùng chữa khí hư, viêm âm đạo do trùng roi rất tốt.
Viêm âm đạo do trùng roi là một bệnh viêm đương sinh dục tiết niệu thường gặp ở phụ nữ do một loại ký sinh trùng đơn bào là trùng roi (Trichomonas vaginalis) gây nên. Bệnh này chủ yếu lây qua đường sinh dục, ngoài ra còn có thể lây qua khăn tắm ẩm ướt, bồn tắm bị nhiễm trùng roi, mẹ lây cho con qua đường sinh thường.
Phụ nữ bị viêm âm đạo do trùng roi thường bị ra khí hư màu vàng, hơi xám, đặc biệt có bọt và mùi hôi nặng. Khi bị bệnh này, chị em thường bị ngứa nhiều ở âm đạo, âm hộ, có khi bị sưng đỏ, rát, nhất là khi có kinh nguyệt và có những vét loét trượt ở bộ phận sinh dục ngoài. Khi đi tiểu hoặc khi quan hệ thường có cảm giác đau rát.
Ở một số người, các triệu chứng của bệnh sẽ không được biểu hiện đầy đủ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, viêm âm đạo lâu dài có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm buồng trứng, vòi trứng, rong kinh, cổ tử cung bị viêm loét, đau, ngứa hay niêm mạc sưng đỏ. Biến chứng nguy hiểm hơn cả là trùng roi âm đạo có thể gây vô sinh do trùng roi tiết ra chất nhầy, tạo thành nút bao bọc và bít kín cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào để thụ tinh.
Bài thuốc: Có thể dùng lá nhội làm bài thuốc chữa viêm âm đạo do trùng roi theo cách sắc thuốc hoặc chế thành cao.
Cây nhội được thu hái trong tự nhiên sau đó đem cắt nhỏ phơi khô để sử dụng sản phẩm đạt chất lượng cao quý khách có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi, sản phẩm cam kết 100% nguyên chất
Người gửi / điện thoại
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Bản quyền " Búpxanh "