Gọi Ngay ĐT: 0977768823 + 0948808065 + 0971011106+ 0787696963
Việt nam là một trong những khu vực có rất nhiều loại cây thuốc có giá trị kinh tế cũng như giá trị chữa bệnh rất cao hiện tại chúng ta sống trong khi hậu nhiệt đới, nhiều rừng nên rất nhiều loại cây thuốc quý hiếm.
Việt nam là một trong những nước có sản lượng cây thuốc nam đứng đầu đông nam á.
Hiện nay chúng ta cũng có chủ trương chồng cây dược liệu để xuất khẩu với sản lượng lớn tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn thu hoạch trong tự nhiên là chính, chúng ta cũng phải có chính sách lâu dài để bảo tồn dược liệu sử dụng trong nước.
Cây thuốc có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch bậc cao. Với diện tích tự nhiên trên 6690 Km2 cùng đặc điểm địa hình, khí hậu đặc thù nên Cao Bằng có nhiều loại cây thuốc quý và nhiều kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây cỏ của các cộng đồng dân tộc anh em. Tuy nhiên, từ năm 1973 đến nay hệ thực vật của Cao Bằng có nhiều thay đổi bởi tác động của con người và thiên nhiên. Vì vậy, việc triển khai thực hiện dự án “Điều tra phân bố, đánh giá sơ bộ trữ lượng và chất lượng dược liệu của một số cây truốc quý trên địa bàn tỉnh” sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch khai thác, phát triển dược liệu một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh nhà.
MỤC TIÊU
Xác định vùng phân bố, sơ bộ trữ lượng và chất lượng của một số cây thuốc quý (Ba kích, cát sâm, đảng sâm, kim anh, kim ngân, hy thiêm, hà thủ ô đỏ, qua lâu) trên địa bàn tỉnh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau 2 năm nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được đặc điểm về phân bố và trữ lượng của 15 loài cây thuốc quý tại địa bàn các huyện Thông Nông, Hoà An, Trùng Khánh, Hà Quảng, Trà Lĩnh và Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Trong đó, Hoàng tinh, Cát sâm, đảng sâm, Ba kích, Hà thủ ô đỏ là những cây thuốc quý hiếm được đưa vào trong sách đỏ. Đây là những gen quý cần được bảo tồn và phát triển để khai thác sử dụng lợp lý và bền vững. cụ thể:
Đặc điểm về phân bố: Dựa trên các đặc điểm về phân bố, đề tài đã chia 15 loài cây thuốc thành 3 nhóm:
- Nhóm cây phân bố chủ yếu ở vùng núi đá, gồm: Qua lâu và cây Dền toòng.
- Nhóm cây phân bố ở vùng núi đất và núi đất lẫn đá, gồm: Hoàng tinh, Ngũ gia bì gai, Kim anh, Đảng sâm, Cát sâm, Cỏ mật gấu, Thổ phục linh, Ba kích, Kim ngân, Hà thù ô đỏ.
- Nhóm cây phân bố ở vùng đồng ruộng, nương rẫy, gồm: Hy thiêm, Ích mẫu, Thanh cao hoa vàng.
Đánh giá về trữ lượng: Kết quả điều tra sơ bộ về trữ lượng và ước tính khả năng khai thác của 15 loài cây thuốc cho thấy hầu hết trong số đó không còn khả năng khai thác. Một số cây có khả năng khai thác ít từ vài tấn đến vài chục tấn như Qua lâu, Hy thiên, Thanh cao hoa vàng và Thổ phục linh.
Về phần loại thực vật: Qua thu thập tài liệu, đề tài đã xác định được tên khoa học của 15 cây thuốc:
- Ba kích (goi chang, mắn gần gà): Morinda officnalis How, họ cà phê – Rubiaceae.
- Cát sâm (sắn dây rừng): Millettia Speciosa Champ, họ đậu – Fabaceae.
- Cỏ mật gấu (co đi mi): Isodon Lophanthoides (D.Don) Hara, họ hoa môi – Lamiaceae.
- Dền toòng (giảo cổ lam, cổ yếm, khau mu giả): Gynostemma Pentaphylla (Thunb.) Makino, họ bầu bí – Cucurbitaceae.
- Đảng sâm: Codonopsis javanica (Blume) Hook.f, họ hoa chuông Campanulaceae
- Hà thủ ô đỏ: Polygonum multiflorum Thunb., họ rau răm Polygonaceae.
- Hoàng tinh hoa trắng (lẻng lài, khinh lài): Disporopsis longifolia craib, họ hoàng tinh – Convallariaceae.
- Hy thiêm (cỏ đĩ): Siegesbeckia Orientalis L, họ cúc – Asteraceae.
- Ích mẫu: Leanurus heterophyllus (lour) S.Y.Hu, họ hoa môi – lamiaceae.
- Kim anh: Rosa laeviga Michx, họ hoa hồng – Rosaceae.
- Kim ngân hoa: Lonicera hypoglauca Miq, họ cơm cháy – Caprifaliaceae.
- Ngũ gia bì gai (Mạy tảng nam, Nam pót tầng): Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr, họ ngũ gia bì – Araliaceae.
- Qua lâu (mác thau ca): Trichosanthes Ap., họ bầu bí – Cucurbitaceae. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu cụ thể để xác định tên khoa học chính xác của Qua lâu.
- Thanh cao hoa vàng: Artemisia annua L., họ cúc – Asteraceae.
- Thổ phục linh (cửu nguyên lực): Smilax glabra Roxb, họ khúc khắc – Smilacceae.
Về chất lượng dược liệu:
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 15 loài cây thì có 9 cây dược liệu có tên khoa học đúng với tên của các loài có trong Dược điển Việt Nam 3, đó là Ích Mẫu, Hy thiêm, Kim anh, Thổ phục linh, Đảng sâm, Cát sâm, Ba kích, Ngũ gia bì gai, Hà thủ ô đỏ. Theo tiêu chuẩn chất lượng trong Dược điển Việt Nam 3 thì các loài dược liệu thu hái tại Cao Bằng có chất lượng tốt, đạt và vượt yêu cầu của Dược điển Việt Nam 3.
Các sản phẩm liên quan đến cây thuốc nam quý khách có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi.
Người gửi / điện thoại
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Bản quyền " Búpxanh "