Hạt khúng khéng được sử dụng phô biến tại khu vực tây bắc, cây thuốc có tên là cây chỉ cụ được thu hái lấy hạt để chữa bệnh
Cây chỉ cụ giải rượu
"Người dân quê tôi thường dùng quả chỉ cụ sắc nước uống để giải rượu rất hiệu nghiệm. Xin cho biết thông tin khoa học về loại cây này".
Trả lời:
Cây chỉ cụ còn gọi là khúng khéng (Cao Bằng, Lạng Sơn), vạn thọ, kê trảo. Tên khoa học Hovenia dulcis Thumb. Thuộc họ Táo ta Rhammaceae. Cây gỗ cao 10 m hay hơn. Cành non có lông và nốt sần. Lá mọc so le có cuống dài, phiến lá hình trứng, nhọn, mép có răng cưa, 3 gân tỏa từ gốc lá, phiến lá dài 10-15 cm, rộng 5-9 cm. Hoa màu trắng hay lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hình cầu, khi chín những nhánh con mang quả phồng to lên, màu hồng nhạt, vị ngọt, ăn được.
Trước năm 1952, ở Việt Nam chưa phát hiện cây này, chỉ mới thấy từ năm 1955 trở đi. Trong tài liệu "Cây thuốc" của Petelot A. còn nói rõ loại này gặp phổ biến ở Trung Quốc, nhưng các tác giả cũng đã xác định trong tương lai nó sẽ được phát hiện ở các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Người ta dùng quả làm thuốc với tên "chỉ cụ tử" và gỗ cây khúng khéng bào mỏng phơi hay sấy khô.
Quả (chỉ cụ tử) được dùng chống nôn, giải độc, ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, khát nước, khô cổ. Ngày dùng 3-5 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Người ta còn dùng gỗ khúng khéng đẽo hình gối để dùng gối đầu hoặc đẽo thành từng mảnh vỏ bào, sắc nước uống cũng với mục đích chống nôn, chống say rượu.
GS Đỗ Tất Lợi, Sức Khỏe & Đời Sống
Tình trạng ngộ độc rượu gia tăng ở nước ta là một điều đáng cảnh bảo. Khi gia đình bạn có người bị ngộ độc rượu. Hoặc có người thường xuyên uống rượu cần phải có những biện pháp đề phòng tức thì trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi xưa ông cha ta nấu rượu và dùng để ngâm với các loại thảo dược rồi sử dụng như những vị thuốc giúp bồi bổ cơ thể, và trị nhiều loại bệnh. Vua chúa và các quan lại khi xưa thường dùng rượu để sử dụng trong các yến tiệc cung đình các lễ hội. Hay tiếp đãi khách quý tùy vào địa vị trong xã hội mà sử dụng những loại rượu quý khác nhau được nấu và trung cất từ những loại men và củ quả khác nhau.
Ngày nay rượu cũng không mất đi vai trò của nó trong các cuộc nhậu của đấng mày râu, trong cưới, hỏi, ma chay nhưng bên cạnh đó đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Con người đặt lợi ích cá nhân, lợi nhuận kinh tế mà người ta sản xuất ra nhiều loại rượu kém chất lượng. Độc hại gây hại cho sức khỏe thậm chí tính mạng của người sử dụng.
Tác hại:
Theo thống kê hàng năm nước ta tiêu thụ 3,4 tỉ lít bia, 70 triệu lít rượu. Theo bác sỹ Trần Bảo Quốc, Cụ Y tế dự phòng – Bộ y tế để giảm nguy cơ ngộ độc rượu. Không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ. 1 đơn vị cồn tương đương ¾ chai hoặc lon bia 330ml.
Tình trạng ngộ độc rượu gia tăng ở nước ta là một điều đáng cảnh bảo. Khi gia đình bạn có người bị ngộ độc rượu hoặc có người thường xuyên uống rượu cần phải có những biện pháp đề phòng tức thì trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Mô Tả Cây:
Cây Khúng Khéng là 1 loài thảo dược thân gỗ cao từ 15 – 20m, vỏ có màu nâu xám. Cành non có lông và lỗ bì. Phiến lá có hình trứng dài từ 10 – 15 cm rộng 8 – 10cm lá nhọn. Mép có răng cưa 3 gân tỏa ra từ gốc lá. Mặt lá nhẵn hay có lông bột trên các gân ở mặt dưới, cuống lá dài.
Hoa màu trắng hay lục nhạt mọc thành xim ở kẽ lá hay đầu cành hoa nở vào khoảng tháng 5,6 hoa kết trái vào tháng 10, 11 có hình cầu. Quả màu hồng nhạt, có vị ngọt, ăn được quả thu về đem về phơi khô, đập lấy hạt để dùng. Hạt hình tròn dẹt, bóng, màu nâu. Cây khúng khéng được trồng bằng hạt và ươm cành.
Khu vực phân bố:
Cây Khúng Khéng được trồng nhiều ở châu á đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.
Thành phần hoá học:
Cuống quả chứa đường glucose (11,14%), fructose (4,74%), sucrose (12,39%). Hạt khúng khéng chứa các muối kali nitrat, kali malat.
Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng chỉ khát, chỉ ẩu thổ, thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc rượu.
Từ xa xưa người ta đã dùng hạt khúng khéng để chống nôn, giải độc, ngộ độc rượu, tiểu tiện không thông, khát nước, khô cổ, bảo vệ lá gan.
Đối với trẻ em dùng hạt khúng khéng cũng có tác dụng tương tự. Giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Chống dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, nổi mề day. Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng nhiệt miệng, lưỡi, trứng cá, rôm sảy, mồ hôi trôm. Giúp hạn chế hại gan do dùng kháng sinh kéo dài, thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa Paracetamol…
Cách sử dụng:
Mỗi ngày dùng từ 3-5g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Có thể dùng bột cao khô hạt khúng khéng để hòa tan trong nước. Rồi cho uống với liều dùng 8-12g.
Hovenia dulcis là một loại thảo dược có công dụng chính là giải độc gan hiệu quả. Loại cây này thường mọc ở Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc,… được sử dụng phổ biến để chiết xuất các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng gan, bộ phận được sử dụng chính là quả và nhánh con mang quả, được thu hái khi chín và mang đi phơi khô. Ở Việt Nam, loại thảo dược này còn được biết đến với tên gọi là khúng khéng.
Hovenia dulcis là một loại thảo dược có công dụng chính là giải độc gan hiệu quả. Loại cây này thường mọc ở Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc,… được sử dụng phổ biến để chiết xuất các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng gan, bộ phận được sử dụng chính là quả và nhánh con mang quả, được thu hái khi chín và mang đi phơi khô. Ở Việt Nam, loại thảo dược này còn được biết đến với tên gọi là khúng khéng.
Tìm hiểu cơ bản về Hovenia Dulcis
Tên thật của Hovenia:
Tên khoa học: Hovenia dulcis Thunb
Tên khác: Vạn thọ, chỉ cụ, kê trào.
Tên nước ngoài: Japanese raisin tree, coral tree (Anh), Hovenia (Pháp)
Họ : Táo ta (Rhamnaceae)
Thành phần hóa học của khúng khéng:
Quả khúng khéng chứa lipid 74%, protein 3,07%, acid toàn phần 358,8 mg/1000g, ascorbat 16,29 mg/ 100g, đường khử 13,96 %, acid amin 2,38 mg/ 100g; chất vô vơ gồm Fe 3.47 mg%, P 0.89 mg%, Ca 132.0 mg%, Cu 0.12mg%, Mn 0.19 mg%, Zn 0.4 mg%.
Hạt khúng khéng chứa alcaloid perlorin, perlolyrin, ß – carbolin.
Lá chứa các Saponin triterpenoid.
Giá trị dinh dưỡng của khúng khéng thể hiện ở các chất đường, Protein và các vitamin B1, B2, C, caroten, các muối khoáng K, Na, Ca, Mg và Fe.
Gần đây người ta phát hiện thêm nhiều hợp chất Flavonoid và các chất này có tác dụng bảo vệ gan.
Công dụng của Hovenia đối với sức khỏe
Tác dụng bảo vệ gan, giải độc rượu:
Nước của loài Hovenia dulcis đã được được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan trên động vật thí nghiệm trước các tác nhân gây độc như carbon tetrachloride, D-galactosamine/lipopolysaccharide và rượu trong các mô hình gây độc gan cấp hoặc mạn .
Trong đó thành phần mang lại hoạt tính được cho là dihydromyricetin (ampelopsin), một hợp chất có nhiều trong dược liệu khúng khéng.
Tuy nhiên, các flavonoid khác, các triterpenoid saponin cũng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan.
Ngăn ngừa quá trình oxi hóa:
Theo một nghiên cứu của Viện Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc, cắn phân đoạn ethyl acetat thu được từ dịch chiết methanol của loài Hovenia dulcis Thunb cho thấy khả năng bảo vệ hệ thần kinh khỏi tác nhân gây độc glutamat.
Tám hợp chất phenolic (1-8) đã được phân lập trong nghiên cứu này bao gồm: acid vanillic , acid ferulic ; 3,5-dihydroxystilben, aromadendrin , methyl vanillat, catechin, acid 2,3,4-trihydrobenzoic và afzelechin.
Trong số các hợp chất phân lập được, hai hợp chất catechin và afzelechin thể hiện tác dụng bảo vệ hệ thần kinh khỏi tác nhân gây độc glutamat, đồng thời nhóm nghiên cứu đã chứng minh được khả năng dọn dẹp gốc tự do của 02 chất này.
Từ các kết quả đó, Lin G. và đồng sự cho rằng catechin và afzelechin có khả năng trở thành các chất bảo vệ thần kinh nhờ tác dụng dọn dẹp gốc tự do của chúng
Trên đây là phần giới thiệu cơ bản về loại thảo dược Hovenia Hàn Quốc và 3 công dụng đầu tiên của loại thảo dược này. Những công dụng tuyệt vời khác của nó sẽ được giới thiệu trong phần 2 của bài viết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Chúc bạn và gia đình luôn luôn mạnh khỏe!
Hạt khúng khéng được thu hoạch từ vùng núi tây bắc được sử dụng chữa bệnh, giải độc rượu bia, phòng ngừa chống lão hóa