Viêm gan siêu vi là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan. Tổ chức Y tế Thế Giới thống kê có khoảng 350 triệu người nhiễm virus Viêm Gan và tại Việt Nam có khoảng 20% dân số nhiễm virus Viêm Gan. Những người nhiễm virus Viêm Gan nếu không được kiểm soát, điều trị tốt có nguy cơ dẫn đến viêm gan, xơ gan và k gan.
Viêm gan B là căn bệnh cực kì nguy hiểm và khó kiểm soát. Theo thống kê gần đây của Đại học Havard tại Mỹ, cứ 3 người trong một gia đình sẽ có 1 người mắc bệnh về gan. Không những vậy, tốc độ lây truyền của bệnh viêm gan B được xem còn nhanh hơn cả khả năng lây nhiễm của căn bệnh thế kỉ HIV.
Viêm gan B không chỉ có tính lây nhiễm cao mà còn có khả năng phá hủy gan rất mạnh. Đây là căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm kết hợp tích cực điều trị người bệnh có thể khoẻ mạnh và kéo dài được thời gian sống. Bởi vậy, việc tìm hiểu các kiến thức về bệnh là rất cần thiết cho cả những người đã bị và chưa bị nhiễm virus B.
Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một dạng bệnh lý về gan do virus viêm gan B gây ra. Loại virus này tên khoa học là Hepatitis B Virus( HBV), có khả năng truyền nhiễm theo đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục.
Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới gan, gây thiệt hại nặng nề cho gan. Hơn 90% số người bệnh có diễn biến cấp tính và có thể khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan B mãn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Miễn dịch học: HBsAg, anti HBs, IgM anti HBc, HBeAg…
Siêu âm ổ bụng (gan, mật…)
Xét nghiệm công thức máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…)
Ngoài ra, còn có các bước kiểm tra khác, bác sĩ sẽ chỉ định thêm để xác định giai đoạn của bệnh.
Đối tượng dễ mắc viêm gan B
Bệnh viêm gan B là bệnh rất dễ lây nhiễm, vậy ai sẽ là những người dễ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất? Viêm gan B thường tấn công những người có khả năng miễn dịch kém, dễ bị virus tấn công hoặc lây nhiễm sang những người có tiếp xúc với người bị viêm gan B không được bảo vệ an toàn. Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan B đó là:
Người quan hệ tình dục không an toàn.
Tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh viêm gan B.
Người bị truyền máu có nhiễm virus viêm gan B.
Trẻ em khi sinh có mẹ mắc viêm gan B.
Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh viêm gan B, kể cả máu khô.
Người sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích thuốc (nghiện hút ma túy…)
Dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân với người bị viêm gan B như bàn chải, dao cạo, dụng cụ làm móng, bông tai, xăm mình…có nhiều khả năng dính máu.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan B
Viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Vì bệnh chỉ lây theo 3 con đường chính.
Từ mẹ sang con.
Lây qua đường máu.
Qua đường tình dục không an toàn.
Theo khoa học, đây là bệnh truyền nhiễm không phải bệnh di truyền. Tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ lây truyền sang con trong quá trình mang thai nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách
Triệu chứng và mức độ nguy hiểm của virus viêm gan B
Khi tìm hiểu về bệnh viêm gan B, có thể thấy đây là bệnh rất dễ lây nhiễm và có diễn biến rất phức tạp. Người bị viêm gan B sẽ trải qua 2 giai đoạn chính sau:
Viêm gan B cấp tính
Thời gian ủ bệnh: Ở giai đoạn viêm gan B cấp tính, khoảng 90% người bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại di chứng gì và bệnh chỉ tồn tại trong cơ thể người một thời gian ngắn dưới 6 tháng.
Triệu chứng: Chán ăn, mệt mỏi, sốt, nôn mửa, cảm cúm và đau nhức ở gan, có thể bị nhức khớp.
Biến chứng: Khoảng 10% người mắc viêm gan B cấp tính sẽ tiến triển thành viêm gan B mạn tính, thậm chí suy gan, ung thư gan.
Bệnh viêm gan B mãn tính:
Thời gian ủ bệnh: Khoảng 50% người bệnh mắc viêm gan B mạn tính không có biểu hiện gì, thời gian ủ bệnh có thể từ 10 – 25 năm.
Biểu hiện: Khoảng 40% người bệnh gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt…
Biến chứng: Các triệu chứng này thường có xu hướng giảm dần, nên người bệnh nhầm tưởng rằng cơ thể đã hồi phục mà không thể ngờ rằng virus viêm gan B đang âm thầm sinh sản, phá hủy tế bào gan. Khi virus chuyển sang giai đoạn hoạt động thì cũng là lúc bệnh viêm gan B mạn tính đã biến chứng thành xơ gan và ung thư gan.
Phương pháp điều trị viêm gan B phổ biến nhất hiện nay.
Điều trị viêm gan B bằng thuốc Tây y
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn sự nhân lên của virus, nâng cao thể trạng, tránh biến chứng. Thuốc điều trị viêm gan B bao gồm 2 nhóm cơ bản:
Nhóm thuốc tác động tới hệ thống miễn dịch: Cytokine (interferon) là chất sinh học có trong cơ thể do bạch cầu lympho tiết ra khi cơ thể bị virus B tấn công. Dùng Interferon và Interleukin-2, Interferon-alpha trong 3 tháng có thể loại trừ được virus ở 40% trường hợp.
Nhóm thuốc chống virus viêm gan B: Lamivudine, famciclovir, ribavirin,…Các thuốc thuộc nhóm này sẽ ức chế polymerase( một men xúc tác quá trình sao chép ADN của virus), do đó sẽ ức chế virus nhân lên và lan rộng. Thuốc thường được chỉ định dùng lâu dài nhưng lại gây ra một nhược điểm lớn là tăng tỉ lệ kháng thuốc do virus B.
Chữa viêm gan B bằng thuốc Nam
Dùng thuốc Nam chữa bệnh viêm gan B sẽ giúp lưu thông huyết khí ở gan, giảm bớt sự tích tụ máu tại gan, điều hòa chức năng tì và thận. Đồng thời giúp người bệnh giảm bớt sự đau đớn và không gây ra tác dụng phụ.
Bên cạnh, việc sử dụng thuốc Tây ngăn ngừa virus viêm gan B tiến triển, người bệnh nên tăng cường chức năng gan và bảo vệ gan trước những tác dụng phụ của thuốc. Nên sử dụng các sản phẩm bổ gan chứa thảo dược tự nhiên… giúp hạ men gan nhanh, hỗ trợ trong các liệu pháp điều trị viêm gan B, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ gan, điển hình như sản phẩm Bảo Ích Can.
Phương pháp phòng tránh viêm gan B hiệu quả.
Bệnh viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mỗi người cần có biện pháp phòng bệnh viêm gan B một cách tích cực, hiệu quả thì việc phòng bệnh mới triệt để nhất. Dưới đây là một số cách phòng viêm gan B hiệu quả và an toàn mà chúng ta có thể áp dụng:
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Tăng cường ăn nhiều loại hoa quả, rau xanh, ngũ cốc và sữa.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Tập thể dục tuy không thải trừ được virus ra ngoài nhưng có tác dụng giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh như: đi bộ, tập bơi, yoga…
Tiêm phòng viêm gan B: Đây là cách phòng bệnh an toàn đạt hiệu quả trên 85%. Với trường hợp mẹ đã nhiễm viêm gan B, khi sinh em bé cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus viêm gan B.
Với trẻ sơ sinh, cần tiêm phòng vaccine viêm gan B cho trẻ trong 24h đầu sau sinh.
Hạn chế đồ chiên rán trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tuyệt đối không chạm vào máu của người bệnh viêm gan B, kể cả máu khô.
Hạn chế uống rượu bia: Trong rượu bia chứa cồn không những gây ra xơ gan mà còn hỗ trợ quá trình sao chép, khiến tăng nhanh số lượng virus viêm gan B có trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của virus.
Không sử dụng chung bàn chải, dao cạo râu, dụng cụ xăm mình hay các vật dụng khác có nguy cơ dính máu với người viêm gan B và quan hệ tình dục an toàn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về viêm gan B, người bệnh nên chú ý theo dõi sức khỏe, khi xuất hiện các dấu hiệu trên cần phải tiến hành thăm khám và xét nghiệm để xác định phương hướng điều trị ngay.