logo_bupxanh_12.
Tổng đài tư vấn: 0977768823 || 0948808065
Giỏ hàng:
Sản phẩm
Đăng Ký | Đăng Nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Vỏ cây núc nác chữa bệnh vẩy nến

 

Vỏ cây núc nác chữa bệnh vẩy nến

Vỏ cây núc nác chữa bệnh vảy nến

Vỏ cây núc nác được dùng để nấu nước uống giúp thanh nhiệt giải độc, sát trùng, mới đây các thông tin nói về cây núc nác có tác dụng chữa bệnh vẩy nến

Vỏ cây núc nác có thực sự chữa được bệnh vẩy nến ?

Thời gian gần đây, có nhiều người chia sẻ rằng có thể chữa khỏi bệnh vẩy nến bằng vỏ cây núc nác trên các mạng xã hội. Sau khi thông tin này được chia sẻ đã tạo nên một làn sóng hưởng ứng không nhỏ trong cộng đồng những người mắc bệnh vẩy nến. Rất nhiều người đã gửi thư cho benhvaynenasung.com nhờ giải đáp “liệu vỏ cây núc nác chữa được bệnh vảy nến hay không?”. Trước hết, chúng tôi xin được dẫn chứng một số trường hợp bệnh nhân sử dụng cây núc nác chữa bệnh vẩy nến để mọi người cùng theo dõi.

Trường hợp của chị Ngọc Anh (Hà Nội):

Khoảng 2 năm trước, chị bị Ngọc Anh bị nổi nhiều chấm đỏ trên da kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Chị  đi khám ở bệnh viện Da liễu Trung ương mới biết bị mắc bệnh vảy nến. Chị dùng theo thuốc mà bác sĩ kê và làm theo lời dặn của bác sĩ như kiêng thịt đỏ, sữa, rượu bia,… nhưng hơn 6 tháng mà không khỏi, chị thấy da mình bị khô và teo da do tác dụng phụ của thuốc nên đã ngưng dùng và thử chuyển sang điều trị bằng thuốc Nam xem sao. Trong một lần tình cờ tham gia vào một diễn đàn dành cho những người mắc Vảy nến, chị đọc được những dòng chia sẻ của một người bị vẩy nến đã khỏi bệnh hoàn toàn nhờ dùng vỏ cây núc nác. Chị về áp dụng theo, đem vỏ cây núc nác nấu nước tắm hàng ngày thì thật sự cảm thấy bớt ngứa hẳn. Sau 3 tháng tắm nước nấu từ vỏ cây núc nác, các nốt đỏ trên da chị biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên một thời gian sau bệnh cũng tái phát trở lại.

Trường hợp của Anh Hùng (42t, Bắc Giang):

Cách đây khoảng 3 năm, anh Hùng có triệu chứng của bệnh vẩy nến, da đầu anh bong từng mảng da nhỏ và rất ngứa, về sau lan xuống cổ, gáy, vai, cánh tay…. Anh đi khám ở bệnh viện Bạch Mai thì bác sĩ kết luận anh bị bệnh vẩy nến và tư vấn điều trị. Anh uống thuốc và thực hiện theo lời bác sĩ nhưng hơn 5 tháng mà bệnh vẫn không hề thuyên giảm. Thậm chí, bệnh còn có xu hướng gia tăng khiến anh rất mặc cảm. Anh cũng đã thử 2 liệu trình thuốc Đông y theo quảng cáo trên Facebook, tiêm thuốc theo lời mách của một người bạn nhưng vừa mất tiền lại mà không hề có tác dụng. Khi anh nghĩ bệnh tình của mình đã vô phương cứu chữa thì có người chỉ anh dùng vỏ cây núc nác chữa vảy nến thử xem. Hàng ngày, anh đun vỏ núc nác với nước để lấy nước rửa các vết ngứa thì sau 2 ngày anh thấy các vết vảy nến đã bớt ngứa và đỏ đi kha khá. Cứ thế, anh tiếp tục thực hiện thì 1 tháng sau đó bệnh cũng thuyên giảm đi đáng kể nhưng ngưng sử dụng 1 thời gian bệnh cũng tái phát trở lại. Anh cũng bày tỏ rằng sử dụng núc nác điều trị vẩy nến tương đối hiệu quả hơn những cây thuốc khác nhưng không thể chữa được bệnh.

Tại sao vỏ cây núc nác có thể chữa bệnh vảy nến ?

Cây núc nác có tên khoa học là Oroxylum indicum (L.) Vent, thuộc họ Hoa chùm ớt (Bignontaceae). Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như Nam hoàng bá, mộc hồ điệp, ngúc ngác, may ca, phăc ca (tiếng Tày), ngòng pắng điằng (tiếng Dao), co ca liên (tiếng Thái),  p’sờ lụng (tiếng K’Ho). Cây núc nác thường được trồng để lấy quả nhưng ít ai biết, cây núc nác cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Một trong số những khả năng của cây núc nác là chữa các bệnh lý ngoài da như vẩy nến, á sừng, mề đay, mẩn ngứa…

1 – Theo Y học cổ truyền

Công dụng cây núc nác

Từ xa xưa, cây núc nác đã được xem là một vị thuốc quý. Theo y học cổ truyền, cây núc nác có vị đắng ngọt, tính mát, đi vào 2 kinh là tỳ và bàng quang, với tác dụng thanh can giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, tiêu thũng, nhuận phế, chỉ khái, chỉ thống. Chính vì vậy, cây núc nác thường được sử dụng để điều trị một số bệnh lý viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa và các chứng viêm da..

Cây núc nát thường mọc hoang nhưng sau này cũng được trồng để làm thuốc. Người ta thu hái vỏ và hạt núc nác đem về phơi khô, sao vàng để chữa bệnh. Hạt núc nác phơi khô sắc uống hoặc tán bột uống có thể giúp chữa bệnh viêm họng cấp và mãn tính, viêm phế quản, ho gà, đau dạ dày, đau mạng sườn… Còn vỏ núc nác lại chữa được bệnh viêm phế quản, viêm gan vàng da, viêm bàng quang, hen phế quản, ho khan tiếng, giang mai lở loét, lở ngứa, tổ đỉa giữa lòng bàn tay, vẩy nến, sởi, mề đay, mẩn ngứa….

2 –  Theo Y học hiện đại

Nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác dụng chữa bệnh của cây núc nác cho thấy, cây núc nác có khả năng điều trị các bệnh viêm gan, viêm phế quản, dị ứng, mụn nhọt, vẩy nến, lị và cả bệnh ung thư.

Về thành phần hóa học:

⇒ Các nhà khoa học nhận thấy, trong vỏ cây núc nác có chứa các chất đắng kết tinh Oroxylin và Alcaloid, Tanin, cùng với ít nhất 5 loại Flavonoid có tính kháng Histamin, sát trùng, chống viêm, mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh dị ứng, mề đay, mẩn ngứa. Các loại Flavonoid này bao gồm:

– Baicalein hay noroxylin: 5-6-7 trihydroxyflavon, công thức phân tử C5H10O5, trọng lượng phân tử 270,20, tinh thể màu vàng, hình lăng trụ, độ chảy 264-2650C, tan trong ethanol, methanol, ête, axeton, etylaxetat, axit axetic đặc, trong kiềm loãng và cho màu vàng thẫm, axit sunfuric đặc cho màu vàng có huỳnh quang lục. Ít tan trong cloroform, nitrobenzen.

– Oroxylin A: Công thức thô C6H12O5 cấu trúc là 5-7 dihydroxy 9-methoxy flavon, trọng lượng phân tử 284. Tinh thể màu vàng chanh, độ chảy 230-2320C, tan trong cồn, axeton, benzen nóng, trong kiềm, ête, axit axetic đặc.

– Crysin: 5-7 dihydroxyflavon công thức thô C15H10O4, trọng lượng phân tử 254,23 có tinh thể màu vàng nhạt, chứa trong vỏ rễ , độ chảy 276 oC. Không tan trong nước, tan trong dung dich kiềm. Ít tan trong cồn cloroform, ête.

– Tetuin: là baicalein kết hợp với glucoza ở vị trí 6. Có tinh thể màu vàng nhạt, độ chảy 112-1140C.

Về tác dụng dược lý:

Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy, vỏ núc nác có tác dụng chống dị ứng rõ rệt và làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân độc hại. Vỏ cây núc nác cũng làm ức chế các phản ứng viêm ở giai đoạn cấp tính, chống choáng phản vệ, ức chế phù. Nhiều loại dược phẩm được bào chế từ vỏ cây núc nác chứa flavonoid toàn phần có hiệu quả với các bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay tác hại nào.

Cách dùng vỏ cây núc nác chữa bệnh vảy nến 

Để chữa bệnh vẩy nến bằng vỏ cây núc nác, người bệnh cần kết hợp chữa từ bên trong lẫn bên ngoài với các bài thuốc uống trong và thuốc bôi/tắm ngoài như sau:

1 – Bài thuốc uống trong chữa bệnh vẩy nến bằng vỏ cây núc nác

Dùng 9 – 15g vỏ núc nác đem sắc hoặc nấu thành cao uống hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng bong da, ngứa ngáy do vẩy nến.

2 – Bài thuốc dùng ngoài chữa bệnh vẩy nến từ vỏ cây núc nác

Cách 1: Hàng ngày, lấy vỏ cây núc nác đun sôi với nước để lấy nước tắm điều trị bệnh vẩy nến.

Cách 2: Lấy 1 nắm rễ cây núc nác, 10 củ sinh địa đập nát, 1 ít thạch tín tán nhỏ, 1 bát dấm chua (200ml) cho vào chung 1 cái lọ. Sau đó, lấy bùn trát kín lọ và đun cách thuỷ trong 10 tiếng đồng hồ rồi đem ra xức (ngửi).

Đây là bài thuốc chữa bệnh vẩy nến của Danh y Tuệ Tĩnh còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Trong quá trình áp dụng, chú ý không để thuốc dính vào mắt và mặt vì thạch tín là vị thuốc rất độc. Tốt nhất, trước khi áp dụng cách này, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc để được cho lời khuyên phù hợp.

vocaynucnac

Ngoài tác dụng chữa bệnh vẩy nến, vỏ cây núc nác còn có tác dụng chữa được các chứng viêm da dưới đây:

Chữa tổ đỉa:

Vỏ núc nác 30g, quả ké 50g,thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, khổ sâm 30g, sinh địa 20 g, hạt dành dành 15g. Đem các vị thuốc tán bột, làm thành viên. Mỗi ngày uống từ 20 – 25g.

Chữa mẩn ngứa:

Vỏ núc nác 20g, lá chàm 20g, thạch cao 20g, day vàng giang 20g. Đem các vị thuốc sắc uống.

Chữa eczema bội nhiễm chảy nước vàng:

Vỏ núc nác phối hợp với sài đất và sâm đại hành, đem nấu thành cao đặc để bôi lên vùng da bị tổn thương.

Chữa lở ngứa, tổ đỉa, giang mai lở loét:

Vỏ núc nác 30g và khúc khắc 30g. Đem sắc uống hàng ngày.

Chữa mụn nhọt, chốc lở, mẩn ngứa, mề đay, viêm nhiễm thông thường:

Vỏ núc nác 13g (thay bằng thổ phục linh 15g hay vỏ gạo 13g đều được), ké đầu ngựa 15g, cam thảo dây 15g, kim ngân 20g, sinh địa 20g, sài đất 50g. Đem thuốc sắc lấy 2 lần nước, chia nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, liên tục từ 5 – 7 ngày.

Chữa trẻ em lở ngứa chảy nước vàng:

Vỏ núc nác 100g và hạt xà sàng 50g. Đem hai vị này nấu nước xông và rửa mỗi ngày một lần. Làm như vậy 3-4 lần sẽ khỏi.

Như vậy, thông tin vỏ cây núc nác có thể dùng điều trị bệnh vảy nến là có cơ sở khoa học chứ không hẳn chỉ là tin đồn. Tuy nhiên, vỏ cây núc nác không chữa khỏi hẳn được bệnh vẩy nến, việc điều trị bằng vỏ cây núc nác có thể cho hiệu quả với người này nhưng chưa chắc có hiệu quả với người kia. Bên cạnh đó, vỏ cây núc nác là dược liệu thiên nhiên nên thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn so với các loại thuốc Tây y. Người bệnh cần phải kiên trì áp dụng, không nên nóng vội hay bỏ ngang việc điều trị giữa chừng để tránh mất thời gian và tiền bạc.

Trong quá trình chữa bệnh vẩy nến bằng vỏ cây núc nác, bệnh nhân nên sử dụng các thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ và tăng cường lượng rau xanh, trái cây trong khẩu phẩn ăn. Tránh sử dụng rượu, bia, thịt trâu, thịt chó và các thức ăn khó tiêu. Đặc biệt, tránh thức khuya hay căng thẳng thần kinh, nên giữ tâm lý thoải mái, lạc quan để giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Địa chỉ bán núc nác, nơi bán vỏ cây núc nác

Cây núc nác được thu hoạch sau đó được bóc vỏ phơi khô để sử dụng chữa bệnh, quý khách có nhu cầu sử dụng vỏ núc nác hãy liên hệ với chúng tôi.

Ý kiến bạn đọc

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh 

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.

 

KẾT NỐI
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG

duoc_lieu_thao_duoc

Bản quyền " Búpxanh "