Gọi Ngay ĐT: 0977768823 + 0948808065 + 0971011106+ 0787696963
Tên thường gọi: Nữ lang còn gọi là Sì to (Tên gọi địa phương của người Mèo ở Lào Cai).
Tên khoa học: Valeriana hardwickii Wall.
Họ khoa học: thuộc họ Nữ lang - Valerianaceae. .
(Mô tả cây Nữ lang, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả:
Cây thảo cao 1-1,5m, có thân nhẵn, có lông ở các mắt và có khi ở gốc, có rãnh ngoằn ngoèo. Lá ở gốc biến mất trước khi ra quả; lá ở thân kép lông chim có 3-5 lá chét, dài 1-6cm, rộng 0,5-3cm, không cuống, nguyên hay có răng, thót dài ở chóp, cái tận cùng lớn hơn. Hoa trắng thành xim dạng ngù ở ngọn rất rộng. Quả bế đẹp, dài 1,8-2mm, rộng 0,8-1mm, với một mặt lồi, có 3 cạnh dạng sợi, mặt kia ráp với một cạnh nhẵn; đài đồng trưởng, có răng phát triển thành 10 tơ dạng lông; dài 4-5mm, có râu nhỏ.
Hoa và quả tháng 10-2 (3), có khi gặp hoa vào tháng 5-7.
Bộ phận dùng:
Thân rễ - Rhizoma Valerianae. Thân rễ dài 5cm, rộng 6-12mm, màu nâu, có vạch ngang và phủ những u lồi, dạng cung, có khi còn dính cả rễ con.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc. Cây thường mọc ở vùng núi cao, trên đá dựa suối ở Lào Cai (Sapa) và Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thành phần hoá học:
Trong thân rễ có tinh dầu; cũng có những nét giống với tinh dầu Hiệt thảo - Valeriana officinalis L. và các chế phẩm của cây này cũng có mùi thơm đặc trưng như Valerian. Ngoài ra cây Nữ lang còn có 5-10% chất vô cơ, rất nhiều gluxit (tinh bột, sacaroza) các axit hữu cơ (benzoic, salixylic, cafeic, clorogenic), một ít lipit, sterol, tanin…
Tác dung dược lý:
An thần, giảm đau, chống co thắt: Tinh dầu và muối sinh vật trong nữ lang có tác dụng tăng cường quá trình ức chế vỏ đại não, giảm độ hưng phấn của phản xạ thần kinh, giãn cơ, giải trừ sự co thắt cơ trơn.
Đối với hệ tim mạch: Có tác dụng giãn rộng, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu máu ở cơ tim, giảm mức tiêu hao ô-xy của cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
Bảo vệ gan: Bảo vệ tế bào gan trong trường hợp bị tetrachoromethane làm tổn hại.
Kháng khuẩn, chống viêm: Có tác dụng ức chế, tiêu diệt một số loại vi khuẩn và vi-rút, mạnh nhất là đối với vi khuẩn gam-dương (Gram - positive bacterium); dùng chữa trị viêm ruột do Rotavirus đạt hiệu quả tốt.
Vị thuốc Nữ lang
(Công dụng cây nữ lang, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị, tác dụng:
Vị ngọt, cay, tính ấm, không độc;
Quy kinh:
Vào 2 kinh Tâm và Can.
Tác dụng:
Có tác dụng kích thích mạnh, lợi trung tiện, sát trùng.
Công dụng:
Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa: hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến, chứng loạn thần kinh chức năng.
(Hiệt thảo - Valeriana offcinalis L., có tác dụng dưỡng tâm an thần, hoạt huyết thông kinh, lý khí chỉ thống.)
Người ta cũng dùng làm hương liệu.
Điều trị mất ngủ:
10-15g cây nữ lang (Cây và rễ) sắc nước uống hàng ngày
Điều trị bệnh đau dạ dày:
Rễ cây nữ lang sao khô tán thành dạng bột mịn, chiêu nước uống ngày 2 lần mỗi lần 4g.
Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe:
10-15g cây nữ lang khô, 20g cây dong riềng đỏ khô sắc nước uống hàng ngày.
Chữa thần kinh suy nhược, bồn chồn, trống ngực, mất ngủ:
Dùng sì to 100g, ngâm trong 1 lít rượu trắng ít nhất 1 tuần, sau đó chiết rượu ra, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml (khoảng 2-3 thìa cà phê). Hoặc dùng 6-12g sì to sắc nước uống thay nước trong ngày. Hoặc dùng sì to 6g, ngũ vị tử 8g; sắc nước uống trong ngày.
Chữa cảm mạo:
Dùng cành lá sì to 15g tươi, gừng tươi 3g; sắc nước uống.
Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy (ẩu tả phúc thống):
Dùng rễ củ sì to, rễ xương bồ - mỗi thứ 6-12g; sắc lấy nước, pha thêm chút rượu trắng vào, chia 3-4 lần uống trong ngày.
Chữa đau dạ dày co thắt, sốt cao hoảng hốt:
Sì to sấy khô, tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 3-4g bột thuốc, chiêu bằng nước đun sôi.
Chữa viêm dạ dày mạn tính:
Dùng rễ củ sì to 15g, sa nhân 10g, trần bì 15g, bạch truật 15g; sắc nước uống trong ngày.
Chữa dương nuy:
Trong một số tài liệu về y học dân gian chúng tôi có trong tay, có thấy đề cập tới việc sử dụng sì to chữa dương nuy (liệt dương).
Nữ lang đã được sử dụng như là một thảo dược kể từ khi ít nhất là vào thời kì Hy lạp và Rome cổ đại. Sử dụng trị liệu của cây được kê toa bởi Hippocrate và vào thế kỷ thứ hai. Galen dùng valerian cho điều trị chứng mất ngủ. Vào thế kỷ 16, cây được sử dụng để điều trị chứng căng thẳng, run, đau đầu và hiện tượng đánh trống ngực. Vào giữa thế kỷ 19, Valerian được xem như là một chất kích thích gây ra cùng một căn bệnh mà được cho là do điều trị bằng nữ lang và không được xem là một loại thảo dược. Trong suốt thế chiến thứ hai, nó được sử dụng ở Anh để làm xoa dịu những cơn stress do các cuộc không tặc
Thêm vào điều trị các rối loạn giấc ngủ, nó được sử dụng cho điều trị chứng co thắt dạ dày ruột, mệt lả và lên cơn động kinh và chú ý cho các rối loạn hoạt động quá nhiều. Tuy nhiên , những bằng chứng khoa học cho thấy không đủ để thuyết phục cho việc sử dụng nữ lang trong việc điều trị các tình trạng này.
Nhiều thành phần hóa học của nữ lang đã được xác định, nhưng người ta vẫn chưa biết thành phần nào là có tác dụng cho việc điều trị mất ngủ ở động vật. Cũng có khả năng là không có hợp chất có hoạt tính đơn lẻ và tác động của nữ lang là kết quả từ các hợp chất đa dạng hoạt động độc lập hay đồng vận.
Một vài sự kiện ngược lại có thể quy cho dùng nữ lang được báo cáo ở những người tham gia thử nghiệm lâm sàng. Đau đầu, chóng mặt, ngứa và sự rối loạn dạ dày ruột là những tác dụng phổ biến nhất trong các thử nghiệm lâm sàng nhưng các tác dụng tương tự cũng được báo cáo trên các giả dược. Trong một cuộc nghiên cứu tăng sự buồn ngủ được lưu ý vào buổi sáng mà sau khi dùng 900mg nữ lang. Các nhà điều tra từ cuộc nghiên cứu khác đã kết luận 600mg nữ lang (LI 156) không có tác dụng lâm sàng có ý nghĩa về thời gian phản ứng, sự nhanh nhẹn hay nồng độ vào buổi sáng sau khi ăn. Một vài trường hợp báo cáo mô tả tác dụng ngược lại, nhưng trong một trường hợp thử tử tự với việc sử dụng quá liều lớn, thì cũng không thể quy một cách rõ ràng các triệu chứng là do valerian.
Tham khảo
Tại Việt Nam, thường gặp hai loài Sì to - Nữ lang, được sử dụng với cùng công dụng: "Sì to lá hình tim" và "Sì to lá kép".
Sì to lá tim: Còn gọi là "Nữ lang nhện", "tri thù hương", "liên hương thảo", ... tên khoa học là Valeriana jatamansi Jones, thuộc họ Nữ lang (Valerianaceae). Là loài cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 25-30cm. Rễ mập, có những khoanh tròn đỏ do vết tích của cuống lá, có nhiều rễ con. Lá mọc từ gốc, phiến lá hình tim, hai mặt có lông mịn; cuống lá dài 20-25cm, cũng có lông mịn. Cụm hoa hình xim ngù, cuống dài 30-40cm. Hoa nhỏ màu trắng, quả bế, dẹt.
Sì to lá kép: Còn gọi là "Tây Nam hiệt thảo", "trường tự hiệt thảo", ... tên khoa học là Valeriana hardwickii Wall, cùng họ Nữ lang (Valerianaceae). Cũng là cây thảo, nhưng cao hơn, từ 1-1,5m, thân nhẵn, có lông ở đốt và đôi khi cả phía dưới gốc. Lá ở gốc thường héo rụng trước khi cây ra quả, lá trên thân thường kép lông chim với 3-5 lá chét, nguyên hay khía răng, không cuống, lá chét ở đỉnh lớn hơn cả. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim dạng ngù, quả bế dẹt. Hoa quả từ tháng 10 đến tháng 2. Thân rễ dài khoảng 5cm, đường kính 6-12mm, nâu, với những rãnh ngang, và những bướu nổi ở quanh, đôi khi có những rễ con mọc lên, vết bẻ nâu lục nhạt.
Quý khách cần sử dụng cây nữ nang hãy liên hệ trước với chúng tôi để đặt hàng.
Để chữa mất ngủ hiện nay trên thị trường có rất nhiều cây có tác dụng mạnh hơn rất nhiều so với cây nữ lang như: củ bình vôi đây là vị thuốc an thần chữa mất ngủ tốt nhất, cây lác tiên hay còn gọi là cây chùm bao, sau đó đến lá sen và tim sen, cây giảo cổ lam...sản phẩm có kèm hướng dẫn sử dụng đầy đủ khi mua hàng.
Người gửi / điện thoại
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Bản quyền " Búpxanh "