logo_bupxanh_12.
Tổng đài tư vấn: 0977768823 || 0948808065
Giỏ hàng:
Sản phẩm
Đăng Ký | Đăng Nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Đương Quy
Mã sản phẩm dqbx
Hãng sản xuất Búpxanh
Xuất xứ: việt nam
Khuyến mãi : giao hàng miễn phí hcm

Số lượng trong kho: 20

Đương quy được sử dụng để ngâm rượu tốt cho sức khỏe, của hàng bán sâm quy ở dạng khô

Giá: 900.000 VND

Đánh giá 6 lượt đánh giá

Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay

Đương quy | Công dụng sâm đương quy | Địa chỉ bán đương quy

Đương quy được sử dụng để ngâm rượu tốt cho sức khỏe, của hàng bán sâm quy ở dạng khô, quý khách mua đương quy tại búp xanh được cam kết 100% chất lượng

Tên dược: Radix Angelicae Sinensis.

Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels.

Tên thường gọi: Đương Quy chinese angelica root.

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ đào vào cuối thu. Loại bỏ rễ xơ rễ được chế biến hoặc xông khói với khí sufur và cắt thành lát mỏng.

Tính vị: ngọt, cay và ấm.

Qui kinh: can, tâm và tỳ.

Công năng: Bổ máu, hoạt huyết và giảm đau. Làm ẩm ruột.

cây đương quy

Rễ đườg quy tươi

Chỉ định và phối hợp:

- Các hội chứng do thiếu máu: Dùng phối hợp đương quy với bạch thược, sinh địa hoàng và hoàng kỳ dưới dạng tứ vật thang.

- Loạn kinh nguyệt: Dùng phối hợp đương qui với sinh địa hoàng, bạch thược, và xuyên khung dưới dạng tứ vật thang.

- Kinh nguyệt ít: Dùng phối hợp Đương Quy với hương phụ, diên hồ sách và ích mẫu thảo.

- Vô kinh: Dùng phối hợp đương qui với đào nhân và hồng hoa.

- Chảy máu tử cung: Dùng phối hợp đương qui với agiao, ngải diệp và sinh địa hoàng.

- Đau do ứ máu:

 a/ Đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp Đương Quy với hồng hoa, táo nhân, nhũ hương và một dược.

b/ Đau do nhọt và hậu bối: Dùng phối hợp đương qui với mẫu đơn bì, xích thược, kim ngân hoa và liên kiều.

c/ Đau bụng sau đẻ: Dùng phối hợp đương qui với ích mẫu thảo, táo nhân và xuyên khung.

d/ Ứ trệ phong thấp (đau khớp): Dùng phối hợp đương qui với quế chi, kích huyết đằng và bạch thược.

- táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp đương qui với nhục thục dung và hoạt ma nhân.

Liều dùng: 5-15g.

Thận trọng và chống chỉ định: Đầu rễ có tác dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu. Khi dùng phối hợp đương qui với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu. Không dùng đương qui cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.

cay_va_cu_duong_quy

Cây đương quy

 Tác dụng dược lý và cây dược liệu Đương Quy.

+ Tên khoa học của Đương Quy: Anglelica Sinensis Diels họ Hoa Tán (Umbelliferae).

+ Bộ phận dùng:Quy đầu là lấy một phần phía đầu, Quy thân là bỏ đầu và đuôi, Quy vĩ lấy phần rễ nhánh

+ Thành phần dược lý gồm có:Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12

+ Công dụng: Bổ huyết, Nhuận tràng,  chữa Kinh nguyệt không đều, Tê nhức xương khớp

Tác dụng của Đương quy trong điều trị:

Theo Trần Thuý và Phạm Duy Nhạc đã dùng Đương quy trong các bài thuốc:

Tâm huyết hư: Hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ, dùng Đương quy 12g và 9 vị thuốc khác.

Tỳ phế đều hư: Hay gặp ở người có bệnh mãn ở phổi và đường tiêu hóa, dùng Đương quy 10g và 17 vị thuốc khác.

Can huyết hư: Thường gặp ở người già xơ cứng động mạch, cao huyết áp, lão suy. Phụ nữ sau khi đẻ, thời kỳ tiền mãn kinh hoặc các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt ít, bế kinh..., dùng Đương quy 8g và 13 vị thuốc khác.

Thận dương hư: Thường gặp ở người già có biểu hiện lão suy, ỉa chảy mãn tính, suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, dùng Đương Quy 8g và 8 vị thuốc khác.

Can âm hư: Thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, cao huyết áp, suy nhược thần kinh, dùng Đương quy 12g và 7 vị thuốc khác.

Đối tượng sử dụng sâm quy

  • Người bị huyết áp thấp
  • Người bị thiếu máu, da xanh, tái
  • Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao
  • Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, nhưng đi bệnh viện khám không ra bệnh
  • điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết hư hàn, chân tay lạnh
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
  • Rất tốt cho Phụ nữ sau khi sinh
  • Người bị táo bón
  • Người phong tê thấp, đau nhức xương khớp

Cách dùng, liều dùng đương quy

Thành phần :

  • Đương Quy: 12g
  • Xuyên Khung: 12g
  • Thục địa: 12g
  • Bạch Thược: 8g
  • Đảng Sâm: 8g
  • Hoàng Kỳ: 8g
  • Phục Linh: 8g
  • Cam Thảo: 8g

Cách dùng :

Sắc uống ngày 1thang với 1,5 lit nước

Uống liền 3 – 4 tuần liên tục sẽ có kết quả

Cách ngâm rượu đương quy tửu :

Thành phần: Như trên

Cách ngâm: Lấy 5 thang thuốc với thành phần và định lượng như trên, ngâm với 1 lit rượu trắng

Ngâm trong thời gian 10 ngày là có thể sử dụng được

Cách dùng: Ngày uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối

Rượu đương quy tửu là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân huyết áp thấp. Nếu người bệnh kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Đương quy

Các hội chứng do thiếu máu:

Dùng phối hợp đương quy với bạch thược, sinh địa hoàng và hoàng kỳ dưới dạng tứ vật thang.

Loạn kinh nguyệt:

Dùng phối hợp đương qui với sinh địa hoàng, bạch thược, và xuyên khung dưới dạng tứ vật thang.

Kinh nguyệt ít:

Dùng phối hợp đương qui với hương phụ, diên hồ sách và ích mẫu thảo.

Vô kinh:

Dùng phối hợp đương qui với đào nhân và hồng hoa.

Chảy máu tử cung:

Dùng phối hợp đương qui với agiao, ngải diệp và sinh địa hoàng.

Đau do ứ máu:

a/ Đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp đương qui với hồng hoa, táo nhân, nhũ hương và một dược.

b/ Đau do nhọt và hậu bối: Dùng phối hợp đương qui với mẫu đơn bì, xích thược, kim ngân hoa và liên kiều.

c/ Đau bụng sau đẻ: Dùng phối hợp đương qui với ích mẫu thảo, táo nhân và xuyên khung.

d/ Ứ trệ phong thấp (đau khớp): Dùng phối hợp đương qui với quế chi, kích huyết đằng và bạch thược.

Thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu :

Đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm :

Đương quy 12g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ. Hoặc đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ; hoặc dùng dưới dạng viên hoàn, uống dài ngày.

Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh:

Đương quy, sinh địa, ngưu tất, hồng hoa, xuyên khung mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị các chứng xuất huyết:

Đương quy, bồ hoàng, đại hoàng, hòe hoa, a giao mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g.

Trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ:

Đương quy, viễn chí, cam thảo mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, bạch linh, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Do trong thành phần có chứa tinh dầu, mùi vị rất thơm ngon, đương quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh

Chữa các chứng tý (tê, đau): 

Đương quy 12g, quế chi 8g, thương thuật 10g, cúc hoa 6g, ngưu tất 10g, nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.

Trị sốt rét lâu không khỏi:

Đương quy 12g, ngưu tất 10g, miết giáp 12g, quất bì 6g, sinh khương (gừng sống) 3 lát. Sắc uống như bài trên.

Trị ra mồ hôi trộm: 

Đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 8g, thục địa 8g, hoàng cầm 6g, hoàng liên 6g, hoàng bá 6g. Cách sắc và uống như trên.

Trị tâm huyết hư, không ngủ được: 

Đương quy 12g, toan táo nhân 8g, viễn chí 10g, nhân sâm 10g, phục thần 10g. Cách sắc uống như trên.

Trị vấp ngã gây đau: 

Đương quy 12g, tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, địa hoàng 10g, vảy sừng hươu 2g, quế bột một thìa cà phê, nước vừa đủ, sắc uống nóng.

Trị bại liệt tứ chi và đau cột sống: 

Đương quy 40g, tế tân 4g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 12g, độc hoạt 12g, lưu kỳ nô 8g, chỉ xác 12g, cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống 2 lần sáng và tối.

Bài Tứ vật thang: 

Dùng cho phụ nữ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng, dùng: đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị bệnh động mạch vành: 

Đương quy 10g, sơn tra 90g, ngó sen 15g, rễ hành 6g. Tất cả cho vào nồi với một ít nước nấu thành canh uống 2 lần sáng và tối trong ngày.

Trị viêm tiền liệt tuyến: 

Hạt quýt 15g, hạt vải 15g, đương quy 15g, thịt dê 50g. Nấu lên, ăn thịt, uống nước. Tuần ăn 2 lần hoặc lá hành 25g, đương quy 8g, trạch lan 5g. Sắc nước uống thay chè hằng ngày.

Đương quý trung quốc

Đương quý trung quốc

Đương quý trung quốc , quy đầu

Đương quy việt nam

Đương quy việt nam nguyên củ

Địa chỉ bán đương quy, nơi bán đương quy uy tín

Cây đương quý được trồng tại đà lạt, hay một số tỉnh khác được thu hoạch lấy củ để phơi khô sử dụng hiện tại đường quý của việt nam có giá rẻ hơn của trung quốc giá đương quy khô việt nam 450.000đ/kg khô còn sản phẩm đương quý của trung quốc tùy vào chất lượng

Trên thị trường có loại sâm quy đá đó cũng là đường quy, trên thị trường thường nói là hàng tự nhiên mọc trên núi đá, nói là như vậy nhưng toàn bộ là hàng trồng mà thôi, nêu nói là sâm quý đá thì có giá bán hàng tươi mắc hơn 3-4 lần hàng khô.

Củ đương quy là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Quý khach chỉ cần mua sâm quý khô sử dụng ngâm rượu là được

Mua đương quy ở đâu tốt

Đương quý hiện nay được trồng khá nhiều ở việt nam chính vị vậy để mua được đương quý không quá khó nếu mua hàng trồng ở dạng khô tại cửa hàng lúc nào cũng có sẵn, sản phẩm cam kết nguyên chất.

Cây đương quy - Thần dược cho người bị thiếu máu

Khi mắc phải hội chứng này, cần ngay lập tức xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý căn bản và triệt để, đồng thời phải tích cực điều trị hợp lý nhằm đem lại sự hồi phục nhanh chóng nhất cho người bệnh.

Tác hại của bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu khi mới bắt đầu thường ít thể hiện ra bên ngoài nên rất khó nhận biết. Lâu dần, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, tim đập nhanh, rụng tóc, hay ốm do bị suy giảm hệ miễn dịch… Các biểu hiện sẽ ngày càng rõ ràng khi bệnh nặng thêm.

Ở bất kỳ người nào, tình trạng thiếu máu cũng gây ra nhiều ảnh hưởng và nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe.

Ở người bình thường, nếu thiếu máu, khả năng vận chuyển khí ôxy của hồng cầu bị giảm gây thiếu ôxy ở các tổ chức, cơ quan, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể nhanh chóng mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Thậm trí gây ngất xỉu rất nguy hiểm.

Với phụ nữ thiếu máu rất nguy hiểm, đặc biệt là khi mang thai. Thiếu máu làm tăng nguy cơ đẻ non, gây suy dinh dưỡng bào thai, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con khi sinh nở, thiếu máu dễ gây băng huyết có thể dẫn đến tử vong. Trẻ sinh ra yếu ớt.

Trẻ nhỏ bị thiếu máu sẽ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi). Ngoài ra, khi thiếu máu, trẻ sẽ bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.

Cây đương quy- “nhân sâm đương quy” chữa bệnh thiếu má

Từ ngàn xưa, trong nhân gian đã tìm và biết được cây Đương quy có tác dụng chữa bệnh thiếu máu vô cùng hiệu quả. Đương quy là lựa chọn hàng đầu cho người thể trạng gầy yếu, trẻ nhỏ và phụ nữ (đặc biệt là thai phụ) để điều khí, nuôi huyết, bồi bổ cơ thể, trị chứng thiếu máu do tác dụng vào cả 3 kinh: tâm, can, tỳ; giúp bổ ngũ tạng; khí vận hành tốt nhờ đó sinh huyết dồi dào, đả thông kinh mạch chính vì vậy mà sức khỏe được nâng lên.

Bằng chứng là bài thuốc cổ phương “Đương quy bổ huyết thang” đã được ứng dụng rộng rãi và lưu truyền đến tận ngay nay.

Trong y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, nội thương phát nhiệt... Bệnh được chia thành nhiều thể như khí trệ huyết ứ, khí huyết lưỡng hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư và thận âm dương lưỡng hư.

Về mặt trị liệu, cổ nhân rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn - bài thuốc (dược thiện) nhằm mục đích điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực. Trong đó, cây Đương quy luôn được lấy làm vị chính- vị chủ trị chữa bệnh thiếu máu.

Đương quy còn gọi xuyên quy, là rễ đã phơi hay sấy khô của cây đương quy, tên tiếng Anh là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).

Đương Quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào kinh tâm, can và tỳ. Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng...

Dùng cho các trường hợp: huyết hư (thiếu máu) đau đầu chóng mặt, xây xẩm choáng váng, kinh nguyệt không đều, thống kinh; phong thấp, đau bụng do tỳ vị hư hàn, đau nhức sưng nề, lở ngứa; người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón….

Cách dùng: 10 - 20g/ngày nấu ăn, sắc, ướp, ngâm rượu...

Ngày nay, bài thuốc cổ phương “Đương quy bổ huyết thang” được biên soạn trong giáo trình giảng dạy của trường đại học Dược Hà Nội và bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, trong đó Đương quy là thành phần chính của bài thuốc, giúp chữa bệnh thiếu máu hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng

Đầu rễ có tác dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu. Khi dùng phối hợp đương qui với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu. Không dùng đương qui cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.

Ý kiến bạn đọc

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Sản phẩm liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh 

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.

 

KẾT NỐI
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG

duoc_lieu_thao_duoc

Bản quyền " Búpxanh "