logo_bupxanh_12.
Tổng đài tư vấn: 0977768823 || 0948808065
Giỏ hàng:
Sản phẩm
Đăng Ký | Đăng Nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Cây cứt lợn chữa bệnh gì

 

Cây cứt lợn chữa bệnh gì

Cây cứt lợn chữa bệnh gì, địa chỉ bán cây cứt lợn

Cây cứt lợn là loại mọc hoang dai rất ít người để ý đến công dụng của trúng, cây cứt lợn thường được dùng làm gia vị khi làm lòng heo, nếu thiếu loại cây này lòng heo sẽ không ngon nữa.

Cây cứt lợn mọc hoang ở nhiều nơi những nơi ẩm ướt hoặc bãi đất chống, cây cũng thường mọc sen lẫn dữa các loại cỏ dại khác

Thành Phần Hóa Học Có Trong Cây Cứt Lợn:

  • Cây cứt lợn có hàm lượng tinh dầu cao.
  • Tinh dầu 0,16%, hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác Alcaloid, saponin.

Tên Khác Của Cây Cứt Lợn:

  • Cỏ Hôi, Cỏ Cứt Heo, Cây Bù Xích, Cây Hoa Ngũ Sắc, Cây Hoa Ngũ Vị, Thắng Hồng Kế.

Tên Khoa Học Của Cây Cứt Lợn:

  • Ageratum Conyzoides L; Thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Mô Tả Cây cỏ hôi :

  • Cây Cứt Lợn là một loài cây nhỏ, mọc hoang ở khắp nơi, nhiều nhất là nông thôn, mọc hằng năm, thân có nhiều lông nhỏ, mềm, cao khoảng 25-50cm, thường mọc hoang. Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh. Quả màu đen, có 5 sống dọc.
  • Đôi khi hoa xuyến chi, một cây thuộc họ Cúc khác, cũng được gọi là cứt lợn.
  • Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Người ta hái toàn cây, cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô.

Khu Vực Phân Bố Của Cây Cứt Lợn:

  • Cỏ cứt lợn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, phát tán tự nhiên khắp nơi. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại trên mọi loại địa hình. Người ta dùng toàn cây bỏ rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, đem về rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường dùng tươi hơn.
  • Ở việt nam cây cứt lợn mọc rất nhiều, cây có số lượng lớn ở miền trung và miền tây số lượng nhiều, người ta thu hoạch cây mọc trong tự nhiện là chính.

Bộ Phận Dùng Của Cây Cứt Lợn:

  • Dùng toàn cây bỏ rễ., người ta thường sử dụng phần trên mặt đất nhiều hơn là rễ cây.

Công Dụng Của Cây Cứt Lợn:

  • Theo Đông y, Cây Cứt Lợn có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.
  • Để hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 – 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để điều trị viêm xoang mũi mãn tính và dị ứng có kết quả, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.
  • Người ta còn dùng cỏ cứt lợn phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.
  • Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.

Những Ai Nên Dùng Cây Cứt Lợn ?

  • Người bị viêm xoang dị ứng.
  • Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở.
  • Viêm họng, ho

Cách Dùng Cây Cứt Lợn:

  • Ngày dùng từ 15 – 30 gr khô (hoặc 30 – 60 gr tươi), sắc với nước uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống; dùng ngoài không kể liều lượng.
  • Cây cứt lợn cũng được sử dụng dưới dạng dã nát cho thêm chút muối để nhỏ vào mũi.

Tham Khảo Một Số Cách Dùng Cây Cứt Lợn:

  • Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Trong dân gian có kinh nghiệm hái chừng 30 – 50 g cây hoa cứt lợn tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt và chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3 – 4 ngày (Những cây thuốc và vị thuốc VN).
  • Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ở yết hầu (bao gồm cả bạch hầu): Hái chừng 30 – 60 g lá cây hoa cứt lợn tươi; giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm nước và đường phèn vào, chia 3 lần uống trong ngày; cũng có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm thuốc bột – ngậm và nuốt dần xuống họng (Tuyền Châu bản thảo).
  • Hỗ trợ điều trị nhọt độc sưng đau: Nhổ cả cây hoa cứt lợn, rửa sạch, trộn với cơm nguội, thêm chút muối, trộn đều, giã nát, đắp vào chỗ có bệnh (Tuyền Châu bản thảo).
  • Hỗ trợ điều trị “ngư khẩu tiện độc” (chỉ nên tham khảo, vì cần tìm hiểu thêm): Lá cây hoa cứt lợn tươi 100 – 120 g, trà bính 15 g. Tất cả đem giã nát, hơ nóng rồi đắp vào chỗ bị bệnh (Phúc Kiến dân gian thảo dược). “Ngư khẩu tiện độc” là tên chứng bệnh ngoại khoa của Đông y, do bị bệnh giang mai, hạch bạch huyết ở bẹn sưng tấy (Syphilitic buto), nếu sưng hạch ở bên trái thì Đông y gọi là “ngư khẩu”, còn ở bên phải gọi là “tiện độc”.
  • Hỗ trợ điều trị sưng đau do giãn gân, sái xương: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn khô, cho vào lò đốt cháy và hun khói vào chỗ đau (Phúc Kiến dân gian thảo dược).
  • Hỗ trợ điều trị cảm mạo phát sốt: Lấy cây hoa cứt lợn tươi 60g, sắc nước uống (Quảng Tây trung thảo dược).
  • Ngoại thương xuất huyết: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây trung thảo dược).
  • Hỗ trợ điều trị mụn nhọt mưng mủ chưa vỡ: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, thêm chút đường đỏ, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương (Quảng Tây trung thảo dược).
  • Hỗ trợ điều trị đinh nhọt sưng đỏ: Lấy 10 – 15 g cành và lá cây hoa cứt lợn, sắc nước uống (Vân Nam trung thảo dược). “Nga khẩu sang” (miệng con ngỗng), còn gọi là “tuyết khẩu chứng” (miệng như có tuyết bám vào) là tên gọi dân gian của chứng bệnh “viêm miệng ap-tơ” (oral thrush), do nhiễm phải một loại nấm mốc gây nên; thường thấy ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, tiêu chảy mạn tính, dùng kháng sinh và hormone tuyến thượng thận dài ngày.
  • Sốt rét, cảm mạo: Lấy 15 – 20 g cành và lá cây hoa cứt lợn khô, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày (Văn Sơn trung thảo dược).
  • Phong thấp đau nhức, gãy xương (sau khi đã cố định lại): Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, giã nát, đắp vào chỗ đau (Văn Sơn trung thảo dược).

Tham Khảo Một Số Bài Thuốc Thường Dùng:

  • Bài 1: Hỗ trợ điều trị gàu ở tóc: Cây cỏ hôi tươi 200g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội đầu từ nước của cây cỏ hôi và bồ kết 2-3 lần. Bài thuốc này có công dụng giúp đầu sạch,  trơn tóc, sạch gầu.
  • Bài 2: Hỗ trợ điều trị viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.
  • Bài 3: Hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu: Cỏ hôi 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 1 tuần ngày.
  • Bài 4: Hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi. Các vị thuốc rửa sạch, sắc với 300ml nước, còn 100ml nước, đổ nước ra bát xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước sắc. Dùng trong 7 – 10 ngày.
  • Bài 5: Hỗ trợ điều trị rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 – 10 ngày.

Lưu ý:

  • Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.) cũng được gọi là cây Cứt lợn, cỏ hôi.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng

cay_cut_lon

Địa chỉ bán cây cứt lợn, nơi bán cây cứt lợn uy tín.

Trong những năm gần đây người ta quan tâm và chủ trọng đến việc sử dụng cây cứt lợn nhiều hơn cây có tác dụng chữa viêm xoang khá hiệu quả, người ta sử dụng thường kết hợp chung với ké đầu ngựa, hay kim ngân hoa...

Cây cứt lợn được bán tại búpxanh là dạng cây khô được đóng gói 1kg để bảo quản dược liệu

Quý khách cần tư vấn hay sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi có thể vào đường link sau để đặt hàng. https://trungtamduoclieu.vn/cay-cut-lon-id40.html

Cảm ơn quý khách đã tin dùng.

Ý kiến bạn đọc

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung Tâm Dược Liệu Búpxanh

ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh ( số cũ 151 gò ô môi )

GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551

Email:duoclieubupxanh@gmail.com

Website: https://trungtamduoclieu.vn

Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.

 

KẾT NỐI
THÔNG BÁO BỘ CÔNG THƯƠNG

duoc_lieu_thao_duoc

Bản quyền " Búpxanh "