Số lượng trong kho: 0
Giá: 200.000 VND
Đánh giá 0 lượt đánh giá
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Gọi Ngay ĐT: 0977768823 + 0948808065 + 0971011106+ 0787696963
Ngũ gia bì gai là vị thuôc quý đươc sử dụng dưới nhiều dạng như sắc nước, ngâm rượu...
Ở Việt Nam, Ngũ gia bì gai là cây thuốc bản địa được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Ngũ gia bì được cộng đồng các dân tộc (Tày, Nùng, Dao, H'Mông...) ở các tỉnh miền núi phía Bắc sử dụng phổ biến để làm thuốc bổ,chống mệt mỏi, chữa đau nhức xương khớp. Lá Ngũ gia bì gai khô nấu nước uống có tác dụng ngủ tốt, ăn ngon. Ngọn và lá non Ngũ gia bì gai làm rau ăn, vừa có vị thơm ngon vừa có tác dụng kích thích sự tiêu hóa tốt.
Trong những năm từ 1960 đến 1980, ngành y tế thường thu mua vỏ thân và cả rễ Ngũ gia bì gai với khối lượng hàng chục tấn/năm. Trong đó vùng Sa Pa, Lào Cai đóng góp một khối lượng lớn. Tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn đã từng sản xuất rượu bổ Ngũ gia bì từ vỏ loài cay này. Gần đây do nguyên liệu trở nên khan hiếm nên tại Sa Pa-Lào, nhiều lang y đã sử dụng cả thân, cành, lá băm nhỏ, phơi khô, cho vào thang thuốc bổ bán cho khách du lịch.
Ngũ gia bì gai ở Việt NAm dã bị khai thác liên tục trong nhiều năm, do không chú ý bảo vệ tái sinh nên cây thuốc này đã bị giảm sút đến mức đưa vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam và Sách Đỏ Việt Nam, nhằm khuyến cáo bảo tồn.
Chi Acanthopanax (Decne. et Planch.) Miq. có khoảng hơn 10 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, bao gồm Viễn Đông Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Một số loài có ở vùng Nam và Đông – Nam Á.
Ở Việt Nam, chi này có 3 – 4 loài kể cà loài A. baviensis Vig. hiện chưa thu lại được mẫu vật. Trong số những loài đã biết, đáng chú ý có loài ngũ gia bì gai phân bố tương đối tập trung ở các tỉnh dọc theo biên giới phía bắc, như Lạng Sơn, (huyện Bắc sơn, Tràng Định, Cao Lộc, Văn Lãng, Văn Quan….); Cao Bằng (Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quàng, Trà Lĩnh…); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ, Tủa Chùa….); Lào Cai (Sapa, Bắc Hà, Bát xát….); Hà Giang (Quảng Bạ); Sơn La. Ở những tỉnh khác, ngũ gia bì gai chỉ mới thấy có ở 1 – 2 điểm thuộc vùng núi Cao (trên 1000m), với số lượng quần thể không nhiều. Đó là Hoà Bình (Mai Châu, Đa Bắc); Thanh Hoá (Son Mười); Nghệ An (Mường Lống); Quảng Nam (Trà Hiện); Kon Tum (Ngọc Linh); Quảng Ngãi (Sơn La). Như vậy, mức độ phân bố của ngũ gia bì gai ở Việt Nam giảm dần vào các tỉnh phía nam.
Trên thế giới, ngũ gia bì gai có nhiều nhất ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, còn có ở Lào, Ấn Độ và Philippin. Ngũ gia bì gai thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, dọc theo các bờ suối hoặc còn sót lại ở các bờ nương rẫy. Độ cao phân bố phổ biến từ 400 đến 1.500m. Cây có thể rụng lá về mùa đông.
Ngũ gia bì gai thích nghi vối vùng có khí hậu ẩm mát thuộc nhiệt đới núi cao. Nhiệt độ trung bình năm 15,3 – 21,7°C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới dưới 0°C. Lượng mưa dao động từ 1103,1 (ở Bảo Lạc – Cao Bằng) đến 283.3 mm/năm (Sa Pa – Lào Cai). Độ ẩm không khí trung bình là 85%.
Ngũ gia bì gai thường mọc trên loại đất feralit mùn trên núi đá vôi. Kết quả phân tích 50 mẫu đất lấy ở những nơi có ngũ gia bì gai mọc tập trung cho thấy: pH: 5,5 – 6,3. N tổng số: 0,05 – 0,06%; P2O5 tổng số: 0,17 – 0,33%; K2O tổng số : 0,14 – 0,23% (Nguyễn Tập, 1976 và 1996). Ngũ gia bì gai ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín và rụng xuống đất trong mùa đông. Đã quan sát thấy cây con mọc từ hạt quanh gốc cây mẹ vào tháng 4-5, nhưng với tỷ lệ rất thấp so với số lượng quả của cây.
Cây có khả năng tái sinh vô tính khoẻ, 100% số gốc chặt trong mùa thu – đông hoặc mùa xuân đều mọc chồi. Phần lớn các cá thể trong quần thể ngũ gia bì gai được quan sát ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đều là cây chồi. Nghiên cứu khả năng tái sinh từ hom cành đạt tỷ lệ từ 78,8% (Nguyễn Tập, 1996) đến 100% (Tác giả đang nghiên cứu tiếp ở Sapa, 2000 – 2001). Cây trồng từ hom cành sau 2-3 năm bắt đầu có hoa quả lứa đầu tiên.
Nguồn ngũ bì gai ở Việt Nam tương đối phong phú theo kết quả điều tra trữ lượng vào các năm 1973 – 1987 ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Lai Châu, đã xác định đến vài trăm tấn được liệu. Tuy nhiên, việc khai thác thường xuyên, với khối lượng không hạn chế suốt gần 40 năm qua, đã làm cho trữ lượng của cây giảm sút nghiêm trọng.
Phạm vi phân bố của cây cũng bị thu hẹp do nạn phá rừng, mở mang canh tác nương rẫy và làm nơi định cư mới. Cây đã được đưa vào Sách Đỏ Quốc gia để lưu ý bảo vệ.
Ngũ gia bì gai ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi phía bắc, nhưng cũng có thể trồng được ở đồng bằng với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cây được nhân giống chủ yếu bằng giâm cành. Chọn cành bánh tẻ, mập, không sâu bệnh, cắt thành đoạn dài 30 -40 cm, cắm một nửa xuống đất, lèn chặt và giữ ẩm vừa phải. Nếu giâm trong bầu, cành giâm có thể cắt ngắn hơn, khoảng 15 – 20cm. Đoạn rễ mang mầm cũng có thể dùng làm giống. Thời vụ giâm cành tốt nhất vào đầu mùa xuân.
Cây có thể trồng trên mọi loại đất, nhất là đất cao ráo, thoát nước. Nếu trồng thành ruộng, thường trồng với khoảng cách 1 – 2m một cây. Hiện nay, cây chủ yếu được trồng làm hàng rào kết hợp làm thuốc, với khoảng cách 40cm. Khi cây đã ra rễ, có thể bón thêm phân hữu cơ, nước giải. Ngũ gia bì gai ít có sâu bệnh. Cây trồng sau 2-3 năm có thể cho thu hoạch.
Vỏ rễ hoặc vỏ thân thu hái vào mùa thu đông đã được rửa sạch, phơi hay sấy khô. vỏ rễ ngũ gia bì gai được ghi vào Dược điển Trung Quốc (bản in tiếng Anh 1997).
Ngũ gia bì gai có tác dụng kích thích tâm thần. Trong thử nghiệm gây trạng thái trầm uất trên chuột nhắt trắng theo phương pháp Porsolt, ngũ gia bì gai cũng như tam thất và đinh lăng, có tác dụng làm giảm thời gian bất dộng của chuột. Nước sắc và dịch chiết cồn từ vỏ cây có các tác dụng làm tăng hoạt động tự nhiên của súc vật thí nghiệm, tăng khả năng bám trụ quay của chuột, rút ngắn thời gian gây ngủ của hexobarbital, tăng khả năng thiết lập phản xạ có điều kiện và tăng khả năng duy trì phản xạ có điều kiện. Ngoài ra, ngũ gia bì gai còn có khả năng tăng cường tác dụng gây co giật của Strychnin và pentetrazol.
Tuy ngũ gia bì gai có tác dụng gây hưng phấn tâm thần nhung không làm thay đổi hoạt tính của men monoamin – oxỵdasa (MOA) ở não và gan chuột thí nghiệm. Thuộc nhóm này, có cây Acanthopanax senticosus (Eleutherococcus senticosus) đã được cầc tác giả Liên Xô trước đây nghiên cứu nhiều về dược lý và đã chứng minh có các tác dụng sau: Tác dụng “sinh thích nghi (adaptogen) tốt hơn nhân sâm, tạo cho cơ thể ỏ trạng thái sức đề kháng được tăng cường một cách không đặc hiệu (a State of non – speciificaliy increased resistance) với những đặc điểm sau:
Tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể đối vối các tác nhân gây độc hại như các tác nhân về vật lý (quá lạnh, nóng bức, quá tải, không trọng lượng, vận động quá móc hoặc bất động bắt buộc phóng xạ), tác nhân hoá học (các chất độc), tác nhân sinh học (vi khuẩn, ung thư);
Trên lâm sàng, cây được dùng điều trị ngộ độc benzen mạn tính và bệnh giảm bạch cầu có kết quả nhất định.
Ngũ gia bì gai có vị đắng, cay, tính mát, vào 3 kinh can, phế, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc.
Theo kinh nghiệm dân gian, ngũ gia bì gai còn là một vị thuốc bổ, làm mạnh gân xương, thấp khớp, lưng gối mỏi đau, trẻ con chậm biết đi, ông dương sự kém, đàn bà ngứa âm hộ. Ngày dùng 12g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
Ở Trung Quốc, ngũ gia bì gai (thích tam giáp) còn được dùng chữa cảm mạo, sốt cao, ho đờm có máu, hoàng đản, bạch đới, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt.
Bì gai nâu hay còn gọi là củ ngũ gia bì gai, ngũ gia bì, hoài sơn đỏ, nhục thung dung nam, củ gai nâu, đó là một thảo dược có rất nhiều tác dụng tốt hiện chỉ một số người biết tác dụng của củ này. Hiện tại chúng tôi chỉ biết gọi tên là bì gai nâu theo tên gọi địa phương. Còn tên gọi là nhục thung dung nam chắc do nó cũng hơi giống nhục thung dung bắc nên mọi người gọi vậy.
bì gai nâu
Trông củ này thì đúng là vỏ ngoài có gai, trong lại là màu nâu nên tên gọi đúng như miêu tả củ này.
Lúc mới nhìn trông củ này rất giống loài hải sâm ở biển, nếu để lẫn có thể gây nhầm.
bì gai nâu
Củ này mới chỉ được sử dụng trong phạm vi nhân nhân dân, chưa có một tài liệu khoa học nào nghiên cứu về củ này. Theo kinh nghiệm một số người chia sẻ thì củ này có các tác dụng chính sau:
+ Tác dụng hỗ trợ tim mạch, dùng trong các trường hợp bị bệnh tim, nó có tác dụng giống như cây xuyên tim, cây dong riềng đỏ.
Tác dụng đánh tan các mảng bám ở thành mạch, tác dụng làm sạch lòng mạch, chữa đau thắt ngực, mọi bệnh về tim đều dùng được.
+ Tác dụng hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp.
+ Tác dụng hỗ trợ chữa bệnh về đường ruột như dạ dày đại tràng.
bì gai nâu
Thường dùng đun nước uống, mỗi ngày một nắm bỏ vào đun nước uống, thay như uống trà, hoặc có thể dùng ngâm rượu, ngày vài ly nhỏ. Thảo dược có tác dụng rất tốt về sức khỏe.
Ngâm rượu, loại này cho vào ngâm rượu một thời gian, sau đó chắt ra cho đường phèn hoặc mật ong vào là uống được, cũng có thể ngâm cùng với quả la hán hay táo đỏ, đẳng sâm, ba kích đều rất tốt và bổ dưỡng.
Củ ngũ gia bì gai được thu hái trong tự nhiên đươc phơi khô đóng gói túi 1kg quý khác chữa có địa chỉ bán củ ngũ gia bì gai hãy liên hệ với Búpxanh.
Người gửi / điện thoại
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Bản quyền " Búpxanh "