Số lượng trong kho: 10
Giá: 250.000 VND
280.000 VND
Đánh giá 3 lượt đánh giá
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại ngay
Gọi Ngay ĐT: 0977768823 + 0948808065 + 0971011106+ 0787696963
Cây trầu được người dân sử dụng từ rất sa xưa, lá dùng là trầu kết hợp quả cau, vỏ cây chăn vôi tôi, ăn trầu có tác dụng trống sâu răng
Mô tả: Cây nhỡ leo nhẵn. Lá có cuống có bẹ, dài 1,5-3,5mm; phiến hình trái xoan, dài 10-13cm, rộng 4,5-9cm, có gốc hơi không cân, hình tim nhiều hay ít ở những lá dưới, có mũi nhọn ở chóp, có dạng màng và cứng, có các điểm tuyến trong suốt rất mịn; gân gốc thường là 5. Hoa khác gốc, mọc thành bông. Quả mọng lồi, tròn, có những lông mềm ở đỉnh.
Bộ phận dùng: Thân, lá, quả - Caulis, Folium et Fructus Piperis.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Malaixia, được trồng rộng rãi để lấy lá ăn trầu. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô, có khi tán bột, dùng dần.
Thành phần hoá học: Lá chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli.
Tính vị, tác dụng: Vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trầu không được xem như là thuốc làm săn da, làm chất kích thích, làm chất lợi nước bọt và xem như có tác dụng dự phòng chống bệnh lỵ và sốt rét.
Công dụng lá trầu không, chỉ định và phối hợp:Trầu Không Thường dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, khó thở. Một số bệnh viện nấu nó thành cao chữa bệnh viêm cận răng (paradentose). Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng). Liều dùng 8-16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.
Ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, ăn uống không tiêu, trướng bụng và dùng ngoài trị thấp sang.
Chữa các vết lở loét, mụn nhọt
Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.
Ngày làm như vậy 2-3 lần. Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Rất chóng khỏi.Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng nhiều lá trầu không hơn. Đáng lẽ pha thuốc như trên, ta có thể đem lá trầu không đun với nước cho sôi kỹ để ấm mà dùng.
Làm thuốc giảm đau
Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bả để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.
Chữa táo bón
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu. Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bả khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.
Chữa viêm họng
Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.
Thông tia sữa
Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức.
Trị đau nhức, cảm cúm
Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm.
Chữa nước ăn chân
Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.
Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín
Lấy lá trầu không tươi, vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.
Chữa bỏng nước sôi
Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết một lớp thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.
Hạn chế các cơn đau do đầy hơi, khó tiêu
Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khiến bạn luôn có cảm giác khó chịu trong hệ thống tiêu hóa với nhiều biểu hiện như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, nôn sống… Lá trầu không là một trong những vị thuốc giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nằng cách giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của các chất độc và những gốc tự do gây hại. Nhờ đó, lượng a-xít trong dạ dày cũng được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi. Hơi gas sẽ thoát ra bên ngoài trong quá trình co thắt và giản nở của cơ vòng, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng trào ngược a-xít lên thực quản, gây ra các cơn đau khó chịu.
Chữa viêm da cơ địa
Dùng lá trầu không chữa trị viêm da cơ địa rất đơn giản. Các bạn chỉ cần dùng lá trầu rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị bệnh hàng ngày mỗi khi tắm.
Hoặc bạn có thể dùng lá trầu đem nấu nước tắm, phần bã cũng dùng để chà xát cho vùng da nhiễm bệnh hàng ngày. Với cả 2 cách dùng này, các bạn có thể thêm vào đó một chút muối giúp kháng khuẩn, làm sạch da và dưỡng ẩm cho da hiệu quả.
Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết
Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.
Chữa viêm phế quản
Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chúng trở thành một loại thuốc trị viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắt nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.
Khử trùng
Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.
Chữa ho
Lá trầu không có tác dụng chữa ho khá nhanh vì chúng chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ làm tan đờm mà còn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. Cách làm thuốc ho từ lá trầu không như sau:
- Đun sôi lá trầu không trong nước cùng với một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu.
- Lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày.
Trị nấm
Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giản nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.
Chữa hôi nách
Dùng 2 - 4 lá trầu không tươi, rửa sạch. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do trầu không có tác dụng khử trùng rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.
Bệnh tổ đỉa tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại là một căn bệnh rất khó điều trị. Với cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không bí truyền, quý bạn đọc sẽ không cần phải lo lắng về căn bệnh này nữa.
Khi mắc bệnh tổ đỉa, bệnh nhân thường bị khởi phát những nốt mụn ban có nước ở vùng lòng bàn tay hoặc bàn chân. Những nốt mụn nước này thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, gây khó chịu. Căn bệnh này thường khó chữa dứt điểm và dễ khởi phát vào mùa đông hoặc mùa xuân.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa thành phần diệt khuẩn, kháng viêm vì vậy khi sử dụng trầu không vào trị bệnh tổ đỉa sẽ làm liền vết thương nhanh và giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh rất tốt.
Khi áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, bạn có thể thực hiện theo hai cách dưới đây:
Chữa bệnh tổ đỉa bằng trầu không+phèn chua
Khi thực hiện phương pháp này, điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị là một nắm lá trầu không và một ít phèn chua.
Cách tiến hành:
+ Lá trầu bạn rửa sạch, thái nhỏ nghiền nát rồi cho vào chậu. Bỏ thêm cục phèn chua vào.
+ Sau đó, bạn đổ nước vừa đun sôi vào sao cho ngập hết trầu.
+ Đợi nước nguội bớt thì bạn cho vùng vết thương bị tổ đỉa như bàn tay hoặc bàn chân vào chậu nước trên.
+ Trong lúc vừa ngâm, bạn vừa dùng lá trầu chà xát lên vùng vết thương để mang lại hiệu quả nhé!
Bạn cũng có thể nấu trực tiếp trầu không, đường phèn trên bếp luôn nhé!
Với cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không này, bạn chỉ cần áp dụng liên tục mỗi ngày trước khi đi ngủ. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ cảm nhận được, triệu chứng gây ngứa ngáy dần thuyên giảm đó.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng trầu không+rau răm
Bên cạnh sự kết hợp giữa trầu không và phèn chua thì cách chữa bệnh tổ đỉa bằng trầu không và rau răm cũng là phương pháp bí truyền đó!
Ông bà ta thời xưa thường dùng bí quyết này để điều trị bệnh tổ đĩa. Để áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá trầu không cùng một nắm lá rau răm.
Để thực hiện phương pháp này, bạn làm như sau:
+ Bạn rửa sạch rau răm và lá trầu không
+ Sau đó cho nước vào và đun trực tiếp trên bếp. Sau khi nước sôi thì đổ ra thau hoặc chậu.
+ Bạn đợi nước vừa đủ ấm sau đó ngâm tay, chân bị bệnh tổ đỉa vào. Để hiệu quả bạn nên dùng phần lá trầu không và rau răm chà xát lên vùng da bệnh nhé!
Lưu ý rằng, với hai cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không được giới thiệu trên đây, bạn nên kiên trì thực hiện hàng ngày nhé!
Để có được tác dụng bất ngờ nhất thì bạn nên chọc thủng các hạt mụn nước, sau đó hãy ngâm vào da đó trong hỗn hợp với lá trầu không. Đồng thời, sau khi ngâm xong, bạn nhớ rửa sạch và lau khô rồi bôi thuốc mỡ lên da để tránh nhiễm trùng và sẹo nhé!”
Sử dụng lá trầu không sai cách có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc được giới chuyên gia lên tiếng cảnh báo.
Lá trầu không là một trong những loại lá rất được ưa chuộng từ lâu trong dân gian ta. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí.
Người ta không chỉ sử dụng lá trầu không để chữa bệnh mà còn dùng như một loại nguyên liệu làm đẹp vừa rẻ tiền lại cực hiệu quả. Tuy nhiên, việc không tìm hiểu kỹ càng cũng như sử dụng chưa đúng cách, lạm dụng lá trầu không trong chữa bệnh hay làm đẹp đã dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Những hành động sai lầm khi dùng lá trầu không để chữa bệnh, làm đẹp là:
Hiện nay, rất nhiều chị em đã sử dụng lá trầu không để chữa nám da. Nhất là ở độ tuổi trung niên, làn da của chị em phụ nữ thường xuất hiện rất nhiều nám. Hệ quả của những vết thâm mụn ở độ tuổi 30 là tiền đề cho làn da ngày càng xỉn màu, xuống sắc. Để chữa bệnh nhanh, lại rẻ tiền, nhiều chị em mách tai nhau cách sử dụng lá trầu không chữa nám. Nhiều người sử dụng lá trầu không giã nát làm mặt nạ dưỡng da trong 20 phút, nhiều người thì tiến hành xông hơi bằng lá trầu không đều đặn hàng tuần.
Theo lương y Bùi Hồng Minh, lá trầu chứa phenolic compounds có cơ chế ức chế sản xuất melanin và lột da nên có tác dụng làm trắng nhanh. Nếu lạm dụng lá trầu không chữa nám, người dùng có thể gặp triệu chứng giảm sắc tố trên nền tăng sắc tố với biểu hiện da đen trắng từng chỗ.
"Việc sử dụng lá trầu không chữa nám có hiệu quả hay không cũng phải phù hợp cơ địa từng người chứ không hoàn toàn có tác dụng phổ cập. Khi sử dụng lá trầu không cũng cần hạn chế, không lạm dụng vì có thể khiến da mặt bị tổn thương", lương y Bùi Hồng Minh nói. Vị chuyên gia này cũng không khuyến khích cách làm đẹp này vì chữa nám đòi hỏi nhiều thời gian và cũng phải biết tình trạng nám, loại nám mắc phải... và được bác sĩ da liễu điều trị theo liệu trình cụ thể.
Lương y Bùi Hồng Minh nhận định, trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Dựa theo tính chất ấy của lá trầu không, có rất nhiều người tự ý dùng lá trầu không để xông khi đau mắt đỏ. Người ta tin rằng với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, khi xông hơi, lá trầu không sẽ bốc lên tinh dầu bay vào mắt, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây đau mắt đỏ, giúp đôi mắt bạn khỏe đẹp hơn mỗi ngày.
Thực tế thì hoàn toàn không phải vậy. Theo BS Đặng Văn Quế (Phó giám đốc Bệnh viện Mắt DND), việc đắp hay xông mắt bằng lá trầu không có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc. "Trong lá trầu không có tinh dầu nóng dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng mắt do sức nóng, khi vừa xông xong người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm nên dễ lầm tưởng có tác dụng chữa bệnh.
Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh các loại lá trên có tác dụng chữa trị đau mắt đỏ, ngược lại nó có thể càng làm cho mắt phù nề hoặc bị nhiễm khuẩn nặng hơn, nhất là trong trường hợp người dùng không rửa sạch lá trước khi đắp hoặc xông", BS Quế cho hay.
Sử dụng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Nhờ đặc tính kháng khuẩn cực mạnh ấy, nhiều chị em đã tự áp dụng chữa phụ khoa bằng lá trầu không. Không cần biết chính xác bệnh vùng kín là gì, chỉ cần ngứa ngáy, khó chịu là nhiều người tìm lá trầu không đun nước xông hoặc lau rửa. Lá trầu không lại cực kỳ dễ kiếm, có thể điều trị tại nhà, tiết kiệm chi phí điều trị mà mang lại hiệu quả không nhỏ cho chị em. Nhất là vào thời gian gần đây, lạm dụng kháng sinh trở thành vấn nạn nên càng khiến chị em ra sức lăng xê. Do đó, nhiều chị em tin tưởng lựa chọn phương pháp chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn cực mạnh ấy, nhiều chị em đã tự áp dụng chữa phụ khoa bằng lá trầu không.
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), tin đồn chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không cho đến hiện nay thực sự vẫn chưa có đủ bằng chứng, nghiên cứu khoa học cụ thể. Do đó, việc tự ý chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
"Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa như mất cân bằng nội tiết tố như mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh hay chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc viêm nhiễm vùng kín; nạo phá thai, đặt vòng tránh thai; mặc quần lót chật và làm bằng chất liệu không thông thoáng, quần lót ẩm ướt, khi giặt không được phơi ở nơi có nhiều ánh nắng, giặt chung áo quần với người bị viêm nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ gây bệnh…
Chúng ta đều phải đi khám mới xác định rõ được nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp chứ không thể dùng lá trầu không tự chữa trị như chị em đồn thổi", BS Dung khẳng định.
Tin đồn chữa viêm phụ khoa bằng lá trầu không cho đến hiện nay thực sự vẫn chưa có đủ bằng chứng.
Chưa hết, lương y Bùi Hồng Minh nhận định thêm, nước lá trầu không chỉ có tác dụng bên ngoài, làm lành vết thương và diệt khuẩn bề mặt, sử dụng hàng ngày sẽ gây khô da. Việc tự ý sử dụng rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhẹ thành nặng, viêm nhiễm nặng thậm chí có thể bị vô sinh…
Giới chuyên gia khuyến cáo, sử dụng lá trầu không để chữa bệnh hay làm đẹp nhất định phải hỏi qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất là đi khám ngay nếu thấy sự bất thường trên da mặt hay mắc những bệnh như đau mắt đỏ, viêm nhiễm phụ khoa… để có hướng điều trị đúng và kịp thời. Việc tự ý chữa bệnh, chữa bệnh kiểu truyền miệng, chữa bệnh theo mạng xã hội… có thể để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Lá trầu không được phơi khô sau đó được đóng gói kỹ để sử dụng quý khách cần sử dụng hay liên hệ với chúng tôi, quý khách chưa biết mua lá trầu không ở đâu hãy liên hệ ngay với chúng tôi, quý khách thông cảm chúng tôi chỉ bán lá khô. và bột lá trầu không
Ngoài những công dụng trên thì còn một công dụng khác mà một số người chơi gà chọi thường dùng đó là dùng để ôm gà giúp gà khỏe mạnh, lá trầu không thường kết hợp với cây ngải cứu và bột nghệ đỏ để ôm gà.
ĐC: E67 Đường Phú Thuân , Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
GPKD: 41G8026476 ngày 30/07/2015 - MST: 8127680551
Email:duoclieubupxanh@gmail.com
Website: https://trungtamduoclieu.vn
Gọi ngay : 0948808065 + 0971011106 Làm việc từ thứ 2 - thứ 7 - Từ 7h30 - 21h.
Bản quyền " Búpxanh "